Dự đoán sốc: Đến năm 2050 con người sẽ cưới robot?

Google News

Ý tưởng con người sẽ cưới robot hiện nay có vẻ khá xa lạ, nhưng trong vòng vài chục năm tới con người sẽ kết hôn với robot "một cách hợp pháp".

David Levy, nhà nghiên cứu người Anh mới bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Đại học Maastricht ở Hà Lan cho rằng vào năm 2050, hôn nhân giữa robot và con người có thể hợp pháp hóa tại Hoa Kỳ. Ông dự đoán rằng tiểu bang Massachusetts sẽ tiên phong như đã làm trong năm 2004 khi đây là tiểu bang đầu tiên cho phép hôn nhân đồng giới.
Du doan soc Den nam 2050 con nguoi se cuoi robot
 Liệu con người sẽ cưới robot trong tương lai?
Khi robot ngày càng trở nên giống con người về ngoại hình, Levy và các nhà robot học khác tin rằng con người sẽ bắt đầu quan hệ tình dục với robot. Sự hấp dẫn về mặt thể chất cùng với những tiến bộ trong lập trình robot sẽ tạo ra những người máy có trí tuệ và cảm xúc tương tự con người. Những robot được tạo ra giống người đến mức có một số người sẽ muốn kết hôn.
Nhà nghiên cứu Levy khẳng định với phóng viên của tạp chí LiveScience rằng hôn nhân người với robot là "không thể tránh khỏi".
Tại sao ông lại tự tin như vậy? Trong luận án tiến sĩ của mình, Levy đã nghiên cứu về xã hội học, tình dục học, robot, trí tuệ nhân tạo và các lĩnh vực khác liên quan đến tình yêu, hôn nhân và robot. Ông kết luận rằng tất cả các yếu tố quan trọng nhất để hai người yêu nhau đều có thể lập trình và đưa được vào robot. Bạn có muốn người phụ nữ của mình đầy quyến rũ? Robot có thể được lập trình để giả vờ nghiêm trang rồi từng bước tán tỉnh bạn. Bạn có muốn một người đàn ông mạnh mẽ, nhạy cảm thổi bùng lên ngọn lửa đam mê? Trong tương lai không xa, người đàn ông hoàn hảo ấy có thể được bán ngoài thị trường!
Du doan soc Den nam 2050 con nguoi se cuoi robot-Hinh-2
 
Levy không dự đoán rằng các cặp tình nhân người với người sẽ ngừng yêu và ngừng sinh sản. Ông thậm chí không nghĩ rằng có rất nhiều người sẽ chọn bạn đời là một robot. Thay vào đó, Levy cho rằng robot sẽ là một sự bổ sung cho những người không thể tìm được bạn đời của họ. Đó là những người nhút nhát, ngại tiếp xúc với xã hội. Họ có thể được hưởng lợi từ cuộc hôn nhân với robot. Hoặc có thể là những người bị bệnh nặng hoặc tâm thần, người "có tính cách khó chịu".
Nhưng liệu robot được tạo ra chỉ để phục vụ, để con người bấm nút và chạy vòng vòng? Điều gì xảy ra khi con người khiến cho robot bị "chết"?. Nhiều người hiện nay đã đặt ra những câu hỏi về phạm trù đạo đức trong cuộc sống của robot trong tương lai.
Robot có quyền gì?
Trong một tiểu thuyết khoa học giả tưởng có tên là "RunAround" (Chạy vòng quanh), nhà văn Isaac Asimov đã đặt ra 3 quy tắc cho robot. Thứ nhất, robot không được làm bị thương con người. Thứ hai, robot phải tuân thủ theo mệnh lệnh của con người, trừ phi mệnh lệnh đó mâu thuẫn với điều thứ nhất. Thứ ba, một robot phải biết bảo vệ sự tồn tại của chính mình mà không mâu thuẫn với điều thứ hai và điều thứ nhất nêu trên. Tuy nhiên, cả 3 quy tắc nói trên đều có mục đích bảo vệ con người trước robot. Vậy liệu robot cũng có quyền tương tự?
Du doan soc Den nam 2050 con nguoi se cuoi robot-Hinh-3
 
Điều gì sẽ xảy ra nếu robot trở thành một thành phần đông đảo trong xã hội? Con người sẽ đối xử với chúng như thế nào? Con người sẽ đặt mình ở vị thế cao hơn? Họ sẽ phản ứng thế nào khi bạn đời của mình có tình cảm lãng mạn với một robot? Nhiều nhà robot học tin rằng đây là thời điểm suy nghĩ về các vấn đề luân lý và đạo đức bởi sự phát triển nhanh chóng của công nghệ chế tạo robot. Hàn Quốc đã có dự án mỗi hộ gia đình có một robot vào năm 2020. Nó khác xa so với mục tiêu mỗi một chiếc nồi trong nhà đều chứa gà mà Herber Hoover đưa ra trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ năm 1928.
Sẽ là điều tốt nếu Hàn Quốc là nước đi đầu trong suy nghĩ về đạo đức thời robot. Trên thực tế, quốc gia này đã tuyên bố hồi tháng 3/2007 rằng họ đã lập ra được một quy định khung để phát triển thành Hiến chương Đạo đức Robot. Đây là một tập hợp các hướng dẫn cho việc lập trình robot trong tương lai. Những quy tắc này dùng để giải quyết khía cạnh con người trong mối quan hệ giữa người với robot, chẳng hạn như các biện pháp bảo vệ chống lại thói nghiện robot tình dục, cũng như cách để bảo vệ con người và robot tránh khỏi sự lạm dụng lẫn nhau.
Người Hàn Quốc không phải là những người duy nhất suy nghĩ về quyền robot. Vào năm 2006, Chính phủ Anh đã tổ chức một cuộc hội thảo trong đó chủ đề robot đã trở thành một phần quan trọng. Trong số các vấn đề được đưa ra thảo luận có việc chăm sóc sức khỏe và nhà ở cho robot, cũng như vai trò của robot trong quân đội.
Những vấn đề này không cần phải được giải quyết ngay lập tức, nhưng mà khi robot ngày càng hiện diện nhiều hơn trong cuộc sống, những vấn đề này chắc chắn phải có câu trả lời.
Du doan soc Den nam 2050 con nguoi se cuoi robot-Hinh-4
 
Hiện nay, các nhà khoa học đang nghiên cứu chế tạo da robot sao cho có thể biểu đạt được nét mặt giống con người. Những người khác đang phát triển robot có khả năng dẫn dắt chương trình thảo luận và bắt chước điệu bộ con người.
Sẽ có nhiều người cảm thấy khó chịu với viễn cảnh con người kết hôn hợp pháp với robot. Năm 1970, tiến sĩ Masahiro Mori đã viết một bài báo cho tạp chí Năng lượng, trong đó ông mô tả về một "thung lũng kỳ lạ" nơi mà con người lớn lên cảm thấy không thoải mái khi bên họ là những loại máy móc ngày càng trở nên giống người. Con người tạo robot để thay chúng làm thay các công việc nặng nhọc. Nhưng một khi robot bắt đầu có cách nhìn và hành động giống người, con người sẽ sớm bị chúng vượt mặt.
Robot trong tương lai sẽ gặp nhiều thử thách khi chúng hội nhập vào xã hội loài người. Và ý tưởng về một cuộc hôn nhân người giữa người và máy không có gì là ghê gớm. Có chăng, đó là liệu robot có sẵn sàng để kết hôn giống như con người hay không mà thôi.
Theo Đăng Khoa/VnReview