Gió mặt trời tổn thương bầu khí quyển sao Hỏa ra sao

Google News

(Kiến Thức) - Các nhà vật lý vũ trụ từ Đại học Leicester đã xác định tác động của Mặt trời lên bầu khí quyển Sao Hỏa.

Trên tạp chí AGU Geophysics Research Letters, các nhà khoa học báo cáo rằng, Sao Hỏa liên tục mất một phần bầu khí quyển vào không gian.

Nghiên cứu mới cho thấy áp lực từ các xung gió mặt trời là một nguyên nhân đóng góp đáng kể cho sự thất thoát khí quyển của sao Hỏa.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu gió mặt trời và các quan sát vệ tinh theo dõi các dòng ion nặng rời khỏi bầu khí quyển của sao Hỏa. Họ nhận thấy rằng bầu khí quyển của sao Hỏa không trôi đi với tốc độ ổn định.

Gio mat troi ton thuong bau khi quyen sao Hoa ra sao

Nguồn ảnh: ESA 

Các nhà nghiên cứu liên tưởng đến những vụ nổ mất khí quyển do các sự kiện mặt trời tác động được gọi là hiện tượng tương tác ăn mòn (CIR).

CIR hình thành khi các vùng có gió mặt trời di chuyển nhanh gặp gió khí quyển di chuyển chậm hơn, tạo ra xung áp suất cao. Khi các xung CIR này đi qua Sao Hỏa, chúng có thể xua đuổi các hạt khỏi bầu khí quyển của Sao Hỏa.

Các tác giả nhận thấy rằng, trong thời gian khi các hiện tượng CIR này xảy ra, dòng chảy của các hạt khí quyển từ Sao Hỏa thoát nhanh gấp khoảng 2,5 lần so với bình thường. Hơn nữa, khoảng một phần ba vật chất bị mất từ Sao Hỏa được cho là có liên quan thông qua hiện tượng CIR.

Nghiên cứu này sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về sự tiến hóa của bầu khí quyển của sao Hỏa ở hiện tại cũng như tương lai.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực


 

Huỳnh Dũng (theo Newscientist)