Karen Aplin thuộc Bộ Vật lý của Đại học Oxford tiến hành nghiên cứu với Giles Harrison, một nhà vật lý khí quyển thuộc Khoa Khí tượng học thuộc Đại học Reading vừa công bố thông tin: “Bầu khí quyển quanh sao Thiên Vương là một trong những nơi lạnh nhất trong hệ mặt trời, nhưng vẫn chứa những đám mây và băng đá, giống như bầu khí quyển của chúng ta trên trái đất này”.
|
Nguồn ảnh: Phys. |
"Sự thay đổi độ sáng của hành tinh này cho thấy có một tác động nhất định nào đó đã và đang xảy ra với những đám mây. Chúng tôi thấy rằng sự tác động này có thể là do hai quá trình”.
Xem thêm video:Ngôi sao lớn nhất vũ trụ - Nguồn video: Khoa học vũ trụ và khám phá.
Một là do phản ứng hóa học, gây ra khi các mức độ dao động của tia UV làm thay đổi màu sắc của các hạt trong bầu khí quyển, còn lại là do các hạt tốc độ cao bên ngoài hệ mặt trời, gọi chung là từ các tia vũ trụ vũ trụ, bắn phá bầu khí quyển và ảnh hưởng đến sự hình thành mây trên sao Thiên vương ".
Huỳnh Dũng (theo Phys)