Góc nhìn kịch tính khi ngoại hành tinh va chạm

Google News

(Kiến Thức) - Một cái nhìn đầy kịch tính về hậu quả vụ va chạm giữa hai ngoại hành tinh đang giúp các nhà khoa học có một cái nhìn mới về những gì có thể xảy ra khi các hành tinh đâm vào nhau. 

Được biết đến với cái tên BD +20 307, hệ thống sao đôi này cách Trái đất hơn 300 năm ánh sáng và đã ít nhất một tỷ năm tuổi.

Tuy nhiên, hệ thống trưởng thành này đã có dấu hiệu tồn tại của những mảnh vụn bụi bặm không lạnh, tồn tại xung quanh các ngôi sao già cỗi này. Các mảnh vỡ này được tạo ra gần đây bởi tác động của hai vật thể có kích thước ngoại hành tinh.

Một thập kỷ trước, các quan sát hệ thống này của các đài quan sát mặt đất và Kính viễn vọng Không gian Spitzer của NASA đã đưa ra gợi ý đầu tiên về vụ va chạm, khi các mảnh vỡ được tìm thấy lần đầu tiên.

Giờ đây, Đài quan sát Địa tầng Hồng ngoại SOFIA tiết lộ độ sáng hồng ngoại từ các mảnh vỡ đã tăng hơn 10 phần trăm- một dấu hiệu cho thấy giờ đây chúng còn có nhiều bụi ấm hơn.

Goc nhin kich tinh khi ngoai hanh tinh va cham
 Nguồn ảnh: Phys.

Được công bố trên Tạp chí Vật lý thiên văn, kết quả mới cho thấy những mãnh vỡ xoay quanh hệ sao nhị phân này có thể là kết quả của một vụ va chạm cực độ giữa các ngoại hành tinh đá xảy ra gần đây. 

"Bụi ấm xung quanh BD +20 307 cho chúng ta một cái nhìn thoáng qua về những tác động thảm khốc giữa các ngoại hành tinh đá có thể diễn ra như thế nào", Maggie Thompso tại Đại học California, Santa Cruz- tác giả chính của bài báo nói. "Chúng tôi muốn biết hệ thống này sau đó phát triển như thế nào sau tác động cực đoan từng có trong quá khứ".

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Huỳnh Dũng (theo Space)