Hãi hùng những kiểu ăn kiêng “kinh dị” chỉ có trong lịch sử

Google News

Thời xưa, phụ nữ cũng đặc biệt quan tâm tới cân nặng và sẵn sàng áp dụng những phương pháp giảm cân hết sức kinh dị, gây tổn hại sức khỏe nghiêm trọng.

Từ xa xưa, người Hy Lạp và La Mã đã ăn kiêng để bảo vệ sức khỏe, thể lực. Nhưng dần về sau nó bắt đầu trở thành một trào lưu nhiều người theo đuổi.

Louise Foxcroft, nhà sử học và tác giả của cuốn sách “Calories and Corsets” cho biết vào thế kỷ 19, có rất nhiều những kiểu ăn kiêng với mục đích chính để giảm cân và có vóc dáng đẹp hơn là chú trọng sức khỏe.

Đã có không ít những kiểu ăn kiêng kinh dị và thiếu khoa học từng tồn tại trong lịch sử những lại đượcnhiều người áp dụng dù có thể gây hậu quả nghiêm trọng.

Giảm cân bằng cách nhai và nhổ

Vào thế kỷ 20, Horace Fletcher là người mở đầu cho trào lưu ăn kiêng “nhai và nhổ” để giảm cân. Thậm chí, người ta còn lấy tên của Fletcher để gọi tên cho kiểu ăn kiêng này là Fletcherism.

Phương pháp Fletcherismtức là bạn sẽ nhai thức ăn thật kỹ cho tới khi tất cả những dưỡng chất tốt nhất được chiết xuất ra và sau đó nhổ phần bã.

Ảnh minh họa 

Fletcher cũng mô tả rất kĩ việc bạn phải nhai bao nhiều lần với tùy từng loại thực phẩm khác nhau. Ví dụ như một cây hẹ, bạn phải nhai đủ 700 lần mới có thể hấp thụ được hết dinh dưỡng.

Kiểu ăn kiêng này rất phổ biến vào thời kỳ đó và những người theo cách ăn này còn tập trung tổ chức một bữa tiệc của những người ăn kiêng “nhai và nhổ".

Fletcher thậm chí còn đề xuất mọi người chỉ nên đi vệ sinh hai tuần một lần và khi đó chất thải sẽ gần như không có mùi. Ông thậm chí còn lấy mẫu chất thải củamình để minh họa cho “điều kỳ diệu của phép giảm cân”.

Ăn sán dây để giảm bớt cân nặng

Vào những năm 1990, chế độ giảm cân bằng cách ăn sán dây đã được quảng cáo rầm rộ. Thậm chí nữ ca sĩ opera Maria Callas còn thử phương pháp ăn sán dây để giảm cân, mặc dù vẫn có nhiều người cho rằng đó chỉ là lời đồn đại.

Những người học theo kiểu ăn kiêng “kinh dị” này sẽ nuốt u nang sán dây trong thịt bò ở dưới dạng viên như thuốc. Họ cho rằng sán dây sẽ trưởng thành trong ruột và hấp thụ thức ăn. Điều này giúp giảm cân, chữa tiêu chảy và nôn mửa.

Một khi đạt đến cân nặng như mong muốn, họ sẽ uống viên thuốc chống ký sinh trùng để giết chết sán dây và sau đó bài tiết ra ngoài.

Cách làm này tất nhiên có không ít rủi ro bởi sán dây có thể phát triển với kích thước dài tới 9m, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như nhức đầu, các bệnh về mắt, viêm màng não, động kinh và mất trí nhớ.

Dù nguy hại nhưng trong quá khứ, phương pháp ăn kiêng này được quảng bá rất rầm rộ. Tuy nhiên sau đó sự bùng nổ của các phương pháp giảm cân khác đã khiến cho cách ăn kiêng nguy hiểm trên bị lãng quên.

Dùng thuốc giảm cân chế từ thủy ngân

Trong thế kỷ 19, ăn kiêng bằng cách dùng thuốc rất phổ biến. Tuy nhiên những phương thuốc này lại chứa thành phần cực kỳ độc hại đó là thạch tín. Thời điểm đó, thạch tín vẫn được kiểm soát khá lỏng lẻovà dễ dàng thu mua để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau.

Foxcroft chia sẻ: “Loại thuốc này được quảng cáo là đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, từ đó giúp giảm cân.”

Mặc dù chỉ có một lượng nhỏthạch tín trong thuốc nhưng đây là chất kịch độc, chỉ một chút cũng cực kỳ nguy hiểm. Thường những người ăn kiêng bằng cách uống thuốc có chứa thạch tín sẽ uống nhiều hơn liều lượng khuyến cáo để mong giảm cân thật nhanh. Điều này dẫn đến nguy cơ ngộ độc thạch tín tăng cao.

Uống giấm để có thân hình mảnh mai

Lord Byron là một trong những hình tượng tiêu biểu cho chế độ ăn kiêng giảm cân bằng cách uống giấm. Vào đầu những năm 1800, nhà thơ này đã phổ biến với mọi người về phương pháp ăn kiêng giúp ông có thân hình “nhỏ nhắn".

Để làm sạch và thanh lọc cơ thể, Byronđã uống giấm hàng ngày và ăn khoai tây ngâm giấm. Tất nhiên sẽ có những tác dụng phụ đó là nôn mửa và tiêu chảy.

Sự ảnh hưởng của Byron đã lan truyền tới giới trẻ và rất nhiều người học hỏi theo. Những người Rumani đã uống giấm như Bryon với hy vọng có thân hình “mỏng manh” và “yếu ớt” giốngnhà thơ.

Hầu hết các cô gái trẻ đều rất lo lắng về vóc dáng và cân nặng củabản thân khi ấy. Ngay cả nữ hoàng Victoria cũng rất lo sợ về cân nặng.

Theo Hoàng Dương/Khám phá