Ăn rau củ thực sự giúp ích rất nhiều cho sức khỏe của con người, tuy vậy, hãy thật cẩn thận, nhận rõ ràng loại rau, củ mà mình ăn.
Theo thông tin đăng tải, cách đây vài ngày, một đôi vợ chồng ở Tứ Xuyên, Trung Quốc cùng nhau đi chợ và mua đậu bắp để ăn.
Đậu bắp (Abelmoschus esculentus) được xem là một trong những loại rau củ rất tốt cho tiêu hóa, chất nhầy có trong đậu bắp có thể giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, thúc đẩy sự tiết dịch trong dạ dày. Chính vì thế, vài năm trở lại đây, đậu bắp rất được yêu thích.
Cặp vợ chồng sau khi mua được đậu bắp về nhà nấu ăn. Chẳng ngờ sau khi ăn bữa tối với đậu bắp, hai người bắt đầu xuất hiện tình trạng lạ lùng, ý thức không rõ ràng, mơ hồ, có nhiều ảo giác quái lạ.
Ý thức được sự nguy hiểm, hai vợ chồng nhờ người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu khẩn cấp.
Mời quý vị xem video: Biết ăn hải sản theo cách này sẽ không bị dị ứng ngộ độc
Tiếp nhận hai trường hợp này, bác sĩ Đăng Lỗi, phó chủ nhiệm bệnh viện tỉnh Tứ Xuyên cho biết, khi được đưa tới bệnh viện, cả hai bệnh nhân đã bị ảo giác, ý thức không rõ, nói lắp liên tục, không thể khống chế hành vi, phải cần tới 7, 8 người mới khống chế được.
May mắn thay, sau khi được điều trị, tình hình của hai vợ chồng đã dần ổn định lại.
Sau đó, bác sĩ Đặng Lỗi chỉ ra rằng, các triệu chứng của cặp vợ chồng giống hệt như triệu chứng ngộ độc cà độc dược lùn. Có lẽ người bán đậu bắp không phân biệt được đậu bắp và cà độc dược lùn, vì vậy đã hái đi bán. Cặp vợ chồng cũng không biết, lại mua nhầm về, cuối cùng bị ngộ độc.
Qua chuyện này, bác sĩ Đặng Lỗi cũng giúp phân biệt cà độc dược lùn, hy vọng mọi người thật chú ý khi mua, bán, tránh trường hợp tương tự xảy ra.
Theo đó, cà độc dược lùn (Datura stramonium) còn được gọi là "Hoa say tâm", "Cà điên dại"... toàn bộ cây đều có độc, trong đó hạt của cà độc dược lùn là độc nhất.
Độc tố của cà độc dược lùn khiến các cơ bị giãn, ức chế sự tiết ra của tuyến mồ hôi. Thời xưa, cà độc dược lùn được sử dụng như một loại thảo dược gây mê, làm giảm các triệu chứng hen suyễn. Đặc biệt, cà độc dược lùn được sử dụng như một loại thuốc giảm đau trong các loại phẫu thuật.
Kiều Dụ (Theo Sohu)