Khi sao chổi 2018 / Y1 Iwamoto màu xanh lá cây sáng rực vào tháng 2/2019, các chuyên gia thiên văn đã tận dụng cơ hội một lần trong đời để chụp ảnh sao chổi này bằng các kính viễn vọng của họ.
|
Nguồn ảnh: Phys. |
Theo định kỳ, sao chổi này sẽ không trở lại trong 1.371 năm nữa. Thực tế, sao chổi Iwamoto đủ sáng để nhìn qua ống nhòm và kính viễn vọng nhỏ trong suốt quá trình vật thể di chuyển qua Hệ Mặt trời.
|
Nguồn ảnh: Phys. |
Thậm chí, sao chổi 2018 / Y1 Iwamoto đã bay chạm tới vị trí perihelion, điểm gần mặt trời nhất của nó vào ngày 7/ 2 và sao chổi phát sáng rực rỡ hơn trong vài đêm tiếp theo khi nó đến gần hơn với hành tinh Trái đất vào ngày 12/2 với khoảng cách an toàn là 28 triệu dặm (45 triệu km).
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực
Huỳnh Dũng (theo Phys)