Sử dụng dữ liệu từ Đài quan sát Gaia của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu, các nhà khoa học đã quan sát sự hình thành sao trong một khu vực rộng lớn bao quanh Milky Way và phát hiện ra rằng, các gia đình sao hoặc các ngôi sao hình thành cùng thời gian từ cùng một đám mây phân tử, chúng gắn bó ở cùng nhau trong khoảng thời gian rất lâu.
|
Nguồn ảnh: Space. |
"Chúng tôi thường nghĩ rằng các ngôi sao trẻ sẽ rời khỏi nơi sinh của chúng chỉ vài triệu năm sau khi hình thành, hoàn toàn mất mối quan hệ với gia đình sao ban đầu của chúng", Marina Kounkel, một nhà nghiên cứu tại Đại học Western Washington và là tác giả chính của nghiên cứu cho biết trong một tuyên bố.
"Nhưng dường như các ngôi sao có thể ở gần các cụm sao anh chị em của họ trong khoảng vài tỷ năm. Điển hình là ở trong hệ thống thiên hà Milky Way".
Kết luận này được tìm ra sau khi các chuyên gia lập bản đồ Milky Way từ bản phát hành dữ liệu thứ hai của Đài quan sát Gaia của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu.
Nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu bằng thuật toán học máy và phát hiện ra khoảng 2.000 cụm sao chưa xác định trước đó cách Trái đất khoảng 3.000 năm ánh sáng.
Họ cũng xác định tuổi của hàng trăm ngàn ngôi sao, điều này cho phép họ xác định ngôi sao nào được coi là "gia đình".
"Khoảng một nửa trong số những ngôi sao này được tìm thấy trong các cấu trúc sao dạng chuỗi, phản chiếu hiện diện trong các đám mây phân tử khổng lồ của chúng", Kounkel nói.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực.
Huỳnh Dũng (theo Phys)