Các ngôi sao CP là những ngôi sao có lượng kim loại dồi dào, do đó thể hiện các vạch quang phổ có cường độ mạnh nhất định. Một số sao CP được quan sát thấy có từ trường mạnh hơn các sao loại A hoặc B.
Tuy nhiên, các nghiên cứu về ngôi sao CP rất khó khăn, chủ yếu là do thành phần hóa học dị thường trong khí quyển của chúng, đòi hỏi các kỹ thuật phân tích đặc biệt.
|
Nguồn ảnh: Phys. |
Gần đây, một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế do Anna Romanovskaya thuộc Viện Thiên văn học Nga đã sử dụng phương pháp phân tích quang phổ, để điều tra ba ngôi sao HD 188041, HD 111133 và HD 204411.
Nghiên cứu cho thấy rằng, cả ba ngôi sao có hàm lượng sắt và crôm dư thừa lớn trong các tầng khí quyển.
Theo bài báo, HD 188041 có nhiệt độ hiệu dụng trên bề mặt dao động từ 8.476 đến 8.976 độ C, trong khi HD 204411 được phát hiện mát hơn nằm giữa 7.976 và 8.476 độ C. Khi nói đến HD 111133, các nhà nghiên cứu ước tính nhiệt độ hiệu dụng của nó ở mức xấp xỉ 9.316 độ C.
Với bán kính gấp khoảng 4,23 lần bán kính mặt trời, HD 204411 hóa ra là ngôi sao lớn nhất trong bộ ba, trong khi bán kính HD 111133 có khả năng lớn hơn từ 2,92 đến 3,44 lần so với Mặt trời của chúng ta.
Các nhà thiên văn học phát hiện ra rằng, HD 204411 có từ trường tương đối yếu và sắp hết tuổi thọ. Ngược lại, HD 111133 được phát hiện có sở hữu từ trường khá mạnh.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực
Huỳnh Dũng (theo Phys)