Một nhóm các nhà thiên văn học từ Đại học Curtin ở Úc và CSIRO (Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghiệp khối thịnh vượng chung) đã nghiên cứu từ trường của thiên hà Milky Way, và họ đã xuất bản phép đo toàn diện nhất về từ trường của thiên hà Milky Way trong mô phỏng 3D.
Nhóm nghiên cứu đã làm việc với LOFAR, hay Mảng tần số thấp- một kính viễn vọng vô tuyến châu Âu. LOFAR hoạt động ở tần số vô tuyến dưới 250 MHz, bao gồm nhiều ăng ten trải rộng trên một khu vực 1500 km ở châu Âu, với lõi khảo sát nằm ở bầu trời Hà Lan.
|
Nguồn ảnh: Space. |
Nhóm nghiên cứu đã tập trung khảo sát, thăm dò về cường độ từ trường và hướng về phía các pulsar. Với dữ liệu đó trong tay, họ có thể ước tính cường độ từ trường của thiên hà Milky Way với khoảng cách từ mặt phẳng của thiên hà, nơi có các nhánh xoắn ốc độc đáo.
Trong một thông cáo báo chí, tác giả chính Sobey cho biết: “Chúng tôi đã sử dụng các pulsar để thăm dò hiệu quả hoạt động từ trường của thiên hà Milky Way, cũng như các vật liệu can thiệp ảnh hưởng đến sự phát xạ sóng vô tuyến Milky Way.
Các electron tự do và từ trường trong thiên hà Milky Way, giữa các pulsar đều có ảnh hưởng đến các sóng vô tuyến phát ra từ thiên hà chủ. Kết quả cho thấy, thiên hà Milky Way có từ trường riêng, nó cực kỳ yếu so với Trái đất. Thực tế, yếu hơn hàng ngàn lần.
Từ trường của thiên hà ảnh hưởng đến tất cả các loại quá trình vật lý thiên văn trên các thang đo cường độ và khoảng cách khác nhau.
Từ trường của thiên hà Milky Way định hình con đường mà các tia vũ trụ đi theo, và nó cũng đóng một vai trò trong sự hình thành sao.
Mặc dù hiệu ứng này chưa được hiểu đầy đủ, nhưng cường độ của từ trường có thể ảnh hưởng đến các đám mây phân tử. Như Tiến sĩ Sobey đã nói với UT, ở các quy mô nhỏ hơn, từ trường đóng vai trò trong sự hình thành sao, với từ trường quá yếu hoặc mạnh trong một đám mây phân tử có thể ức chế sự sụp đổ của đám mây thành một hệ sao.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực
Huỳnh Dũng (theo Space)