Các nhà khoa học đã xác định được một sự kiện kỳ lạ bậc nhất vũ trụ nhờ vào tín hiệu kỳ lạ mà 2 đài quan trắc sóng hấp dẫn bằng giao thoa kế laser LIGO (đặt tại Mỹ) và Virgo (đặt tại Ý) cùng bắt được: những gợn sóng không – thời gian.
Trong những công bố mới nhất, nhóm nghiên cứu đứng đầu bởi Đại học Quốc gia Úc (AUN) cho biết họ đã lần theo những gợn sóng không – thời gian và phát hiện nó bắt nguồn từ vụ lỗ đen nuốt sao neutron cách chúng ta đến 8.550 triệu nghìn tỉ km.
|
Lỗ đen và sao neutron - ảnh đồ họa từ NASA
|
Sao neutron là phần lõi còn lại của những ngôi sao già sụp đổ, mang siêu năng lượng. Nó rất nhỏ, rộng chỏ khoảng 20 km nhưng là vật cực kỳ dày đặc, có thể nặng bằng nửa triệu lần trái đất và nóng trên 1 triệu độ.
Theo các lý thuyết được chứng minh, sau một thời gian dài như vô tận, sao neutron có thể sụp nổ lần nữa và hóa hành một lỗ đen. Có thể nói, lỗ đen gây ra các gợn sóng không – thời gian dội đến tận trái đất đã "ăn" một vật thể tương tự với nó nhưng trẻ trung hơn.
Không loại trừ khả năng đó là một siêu lỗ đen nuốt một lỗ đen nhỏ hơn.
Là 2 vật thể mang siêu năng lượng, lỗ đen nuốt sao neutron thật sự là sự kiện "kinh thiên động địa", vì vậy mới có thể truyền đi những gợn sóng không - thời gian đến một hành tinh xa xôi như trái đất của chúng ta.
Đó cũng là một vụ gửi tín hiệu xuyên thời gian. Bởi cho dù chúng ta chỉ mới vừa nhận được các gợn sóng, sự kiện thực sự đã xảy ra tận… 900 triệu năm về trước.
Giáo sư Susan Scott, người đứng đầu nghiên cứu ví lỗ đen xa xôi kia như Pac-man, sinh vật hình cầu trong một game phát hành vài thập kỷ trước, ăn mọi thứ.
Theo A.Thư/Người Lao Động