Kể từ một vài triệu năm sau vụ nổ Big Bang, các ngôi sao đã tạo ra khoảng 4 x 10 ^ 84 lượng photon, hoặc các hạt ánh sáng, theo các phép đo mới được báo cáo mới đây trên tạp chí Science.
Phần lớn các hạt ánh sáng trong vũ trụ xuất phát từ các ngôi sao, Marco Ajello, đồng tác giả và nhà vật lý thiên văn học tại Đại học Clemson cho biết.
|
Nguồn ảnh: Phys. |
Các ngôi sao như mặt trời của chúng ta được hỗ trợ bởi các phản ứng hạt nhân trong lõi, nơi các proton hydro được hợp nhất với nhau để tạo ra helium.
Quá trình này cũng giải phóng năng lượng dưới dạng photon tia gamma. Các photon này có năng lượng nhiều hơn gấp trăm triệu lần so với các photon thông thường mà chúng ta thấy trong ánh sáng khả kiến.
Bởi vì lõi của Mặt trời rất dày đặc, các photon đó không thể thoát ra ngoài và thay vào đó chúng tiếp tục va vào các nguyên tử và electron, cuối cùng mất năng lượng. Hàng trăm ngàn năm sau, chúng rời khỏi Mặt trời, với năng lượng ít hơn khoảng một triệu lần so với các hạt trong ánh sáng khả kiến, Ajello nói.
Ánh sáng vũ trụ hiện nay mà chúng ta có thể thấy xuất phát từ các photon do các ngôi sao tạo ra trong thiên hà, bao gồm cả Mặt trời.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực
Huỳnh Dũng (theo Phys)