Kỹ thuật mới này sử dụng cái gọi là mạng nơ ron nhân tạo, được gọi là ANN, để phân loại hành tinh dựa trên kỹ thuật so sánh liệu chúng có giống với Trái đất ngày nay hay không.
Các nhà nghiên cứu cho biết trong khi Trái đất vẫn là thế giới duy nhất được biết đến để hỗ trợ cuộc sống, nhưng các dữ liệu mới này có thể giúp các nhà thiên văn lên kế hoạch cho các chuyến thăm dò sao chổi trong tương lai tới các hành tinh có nhiều khả năng hơn có cuộc sống ngoài hành tinh.
|
Nguồn ảnh: Space. |
Christopher Bishop, nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Robotics và Hệ thần kinh học tại Đại học Plymouth, cho biết: "Chúng tôi hiện đang quan tâm đến các ANN này để ưu tiên thăm dò cho một phi thuyền giả tưởng, thông minh, giữa các tàu vũ trụ để quét toàn bộ hệ thống tìm kiếm hành tinh ngoại lai”.
Mời quý vị xem video: Du hành vũ trụ và 8 sự thật khiến bạn "không thốt nên lời"
ANN là hệ thống máy tính cơ bản bắt chước quá trình học tập của con người. Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã chứng minh được tính năng đặc biệt hữu ích của nó để phân loại và xác định các mẫu với số lượng lớn dữ liệu, sẽ không quá phức tạp và tốn thời gian cho các nhà khoa học để xử lý.
Trong trường hợp này, ANN được cung cấp các dữ liệu quan sát khí quyển, còn được gọi là quang phổ từ Trái đất, sao Hỏa, sao Kim, Titan. Tất cả hành tinh này đều là những hành tinh đá có đặc điểm đặc thù có thể đề xuất các điều kiện thích hợp để hỗ trợ cuộc sống mới.
Huỳnh Dũng (theo Space)