Khám phá những pháp thuật cực đáng sợ của Ninja cổ đại

Google News

Thuật ẩn hình, thuật phi thân, thuật thế thân… là ba trong những thuật pháp đỉnh cao của Ninja. Họ nhanh nhẹn và bí ẩn tới mức đáng sợ.

1. Ninja – Những huyền thoại bí ẩn thời cổ

Ninja là danh xưng để chỉ những cá nhân hay tổ chức đánh thuê chuyên về hoạt động bí mật từng tồn tại trong lịch sử Nhật Bản về nghệ thuật không chính thống của chiến tranh từ thời kỳ Kamakura (1192 – 1333) đến thời kỳ Edo (1603 – 1868).

Kham pha nhung phap thuat cuc dang so cua Ninja co dai
Các chức năng của ninja bao gồm: gián điệp, phá hoại, xâm nhập, ám sát, thậm chí có thể tham gia tập kích đối phương trong một vài trường hợp nhất định.

Do đặc thù của mình, ninja thường bị bao phủ bởi bức màn bí mật, nên có rất ít tài liệu ghi nhận.

Kham pha nhung phap thuat cuc dang so cua Ninja co dai-Hinh-2
Phi tiêu của Ninja

Hầu hết các kỹ thuật của ninja cổ xưa đều bị thất truyền, nhưng rất nhiều các tổ chức vũ trang đặc biệt của quân đội và cảnh sát của nhiều quốc gia trong quá khứ và hiện tại vẫn duy trì huấn luyện các kỹ thuật tương đồng với các ninja trong những nhiệm vụ đặc biệt hoặc bí mật như SEAL, SWAT, Đặc công…

2. Các thuật pháp đáng sợ của Ninja

Thuật ẩn hình của Ninja

Điểm đặc biệt nhất của Ninja là thuật ẩn hình và khinh công. Ninja có thuật ẩn hình là dùng cho việc mưu sát các đại thần Nhật Bản thời xưa.

Ninja mặc áo đen, che kín mặt, chỉ để hở đôi mắt, đơn giản là để thực hiện nhiệp vụ vào buổi tối vì khi đó kẻ thù sẽ khó mà phát hiện được. Ninja chỉ khéo léo vận dụng những vải màu trùng với cây cối hay mái nhà để ẩn núp khi kẻ thù truy đuổi và họ đã thành công trong chuyện này.

Nếu chú ý sẽ thấy Ninja luôn chạy từng bước rất ngắn, như vậy họ điều khiển được trọng lượng và không gây ra tiếng động… uyển chuyển không khác gì bước chân của mèo.

Kham pha nhung phap thuat cuc dang so cua Ninja co dai-Hinh-3
Điểm đặc biệt nhất của Ninja là thuật ẩn hình và khinh công. (Ảnh minh họa)

Khi đi Ninja bước tréo chân và nhanh, tạo cảm giác như đứng yên một chỗ vậy. Lúc ẩn hình thì họ chỉ cần lôi ra một mảnh khăn có màu giống thân cây và ôm vào thân cây thì bạn dù có đứng gần ngay bên cạnh cũng chưa chắc đã nhận ra.

Thuật khi ẩn nấp/chạy trốn của Ninja

Dựa trên các địa hình, thuật này bao gồm:

Độn thổ:tức là họ chuẩn bị những hố đất, rãnh đất sâu hoặc những mảnh vải trùng với màu đất. Khi gặp nguy hiểm, họ có thể núp dưới hố đất, rãnh đất, hoặc trùm vải lên người. Đối thủ rất khó phát hiện.

Độn thuỷ:tức là lặn dưới nuớc để trốn kẻ thù. Vào năm 2 tuổi, mỗi người luyện Ninja phải bắt buộc lặn được dưới nước tối thiểu 2 giờ đồng hồ. Nếu cần ở dưới trong thời gian lâu hơn 2 tiếng, họ sử dụng những ống thở (luôn mang theo bên mình) họ có thể nằm sâu dưới đáy sông hay hồ và dùng ống rất nhỏ để thở.

Độn mộc:tức là họ dùng những cành cây, gốc cây để làm nơi ẩn nấp, cũng giống như độn thổ, họ phải có sự nhanh nhẹn trong khi tìm chỗ nấp, họ cũng có thể sử dụng những tấm vải trùng với màu cây cối, hoặc trốn trong những tán lá dày đặc.

Kham pha nhung phap thuat cuc dang so cua Ninja co dai-Hinh-4
Tùy vào địa hình, Ninja có thuật ẩn nấp phong phú. (Ảnh minh họa)

Độn hoả: có nghĩa là dùng lửa để chạy trốn, phương pháp này chỉ dùng khi Ninja tấn công vào mục tiêu là những ngôi nhà đông người và khi cần chạy trốn, họ sẽ phóng hoả ngôi nhà hoặc bất cứ vật gì dễ cháy để làm rối loạn quân địch, phuơng pháp này cũng có thể hiểu theo cách, họ sẽ dùng vật dễ gây cháy nổ (thuờng là một loại mìn có hình như quả trứng gà), khi cần họ sẽ phóng ra để làm lui đường tiến của địch, sau đó dùng thuật khinh công hoặc phi thân để chạy trốn, nếu không họ sẽ dùng các thuật độn thổ, độn thuỷ, độn mộc để ẩn núp, đánh lừa đối phuơng.

Độn kim:thuật này Ninja rất ít dùng vì nó phát huy tác dụng rất ít. Thuật này rất đơn giản, trong khi bị rất nhiều người truy kích tấn công, Ninja sẽ bỏ lại rất nhiều tiền bạc trên đường họ vừa chạy, mục đích là để những kẻ truy đuổi nổi lòng tham, sinh ra tự hạ sát lẫn nhau và làm chậm tiến độ truy đuổi.

Phương pháp này chỉ sử dụng có hiệu quả khi Ninja bị truy kích bởi một đám người tham lam, đám quan quân hỗn loạn hoặc người làm trong nhà của đối tượng Ninja cần xâm nhập.

Thuật thế thân và phi thân của Ninja

Ngoài ra, một số truờng phái Ninja còn sử dụng một số thuật pháp rất đáng sợ như: phân thân, thế thân…

Với thuật thế thân và phân thân phải là những Ninja có trình độ thượng thừa mới có thể sử dụng mà không bao giờ bị phát hiện.

Kham pha nhung phap thuat cuc dang so cua Ninja co dai-Hinh-5
Ninja có rất nhiều thuật pháp đáng sợ để hoàn thành nhiệm vụ một cách nhanh chóng, gọn nhẹ nhất. (Ảnh minh họa)

Khi đối phương mạnh hơn mình, Ninja dùng một loại bùa chú để nhân đôi hoặc nhân ba con người của mình, với phương pháp này đối thủ dù mạnh cũng không thể chống đỡ nỗi cùng lúc với nhiều người có trình độ võ thuật giống hệt nhau.

Một thuật nữa, đó cũng gọi là phân thân nhưng Ninja không dùng bùa chú mà chỉ dựa vào khả năng nhanh nhẹn của mình, với chiêu thức làm hoa mắt đối phương, đối phương sẽ không thể nào phân biệt đâu là ảo ảnh họ tạo ra và đâu là hình ảnh thật sự của họ.

 

Thế thân cũng gần giống như phân thân, Ninja dựa vào sự nhanh nhẹn của mình để thoát thân trong gang tấc, vật thế thân họ sử dụng thường là một khúc gỗ hoặc một tấm vải.

Khi đối phương tấn công, cảm thấy nguy hiểm, ninja lập tức sử dụng thuật này, họ nhanh chóng chuyển đổi vị trí, vật mà đối phương đánh trúng chỉ là một khúc gỗ còn người thật của Ninja thì đã ngay sau lưng để tấn công đối phương rồi.

Thuật dùng dụng cụ hỗ trợ

Do đặc thù tác chiến đặc biệt, hầu hết phải hoạt động trong khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt của đối phương, các ninja thường phải dùng rất nhiều các công cụ để hỗ trợ việc thâm nhập cũng như tấn công từ xa.

Kham pha nhung phap thuat cuc dang so cua Ninja co dai-Hinh-6
Các vũ khí ninja Nhật Bản sử dụng

Do phải mang vác, nên hầu hết các công cụ hỗ trợ phải gọn nhẹ và hầu hết là thô sơ, đòi hỏi phải có khả năng sử dụng nhiều mục đích khác nhau và phải được tập luyện thành thục.

Như các kỹ thuật, dây thừng đầu có móc sắt/móc ghim (hình dạng bàn tay) để phóng chặt vào 1 điểm cao (bằng gỗ, tường đất…) và leo lên. Kỹ năng này yêu cầu phải nhanh gọn và cũng phải được tập luyện nhiều.

Các loại vũ khí hỗ trợ Ninja cần thiết gồm kiếm ngắn, dao găm, phi tiêu các loại….

Theo Văn Hiến Plus