PKS 1718−649 là một trong những nguồn phát sóng vô tuyến (GPS) gần nhất và được nghiên cứu toàn diện nhất. Mặc dù nhiều nghiên cứu về nguồn này đã được tiến hành, nhưng bản chất thực sự của nó vẫn còn được tranh luận.
Một số nhà nghiên cứu đã phân loại nó như là một nguồn phát thanh ngoài vũ trụ nhỏ và phát xạ ở cả hai bên của một hạt nhân thiên hà đang hoạt động (AGN). Mặt khác, một số nghiên cứu cho rằng đó là một AGN vẫn được gắn vào thiên hà chủ với cách thức hoạt động phụ thuộc.
|
Nguồn ảnh: Phys. |
Để điều tra bản chất của sóng vô tuyến PKS 1718−649, một nhóm các nhà thiên văn học do Tobias Beuchert thuộc Đại học Amsterdam ở Hà Lan dẫn đầu đã thực hiện một nghiên cứu về phát xạ tia X mở rộng từ môi trường của nguồn sóng này. Nghiên cứu này dựa trên một phân tích dữ liệu quan sát thu được từ Đài quan sát tia X Chandra của NASA.
Mời quý vị xem video: Tia vũ trụ là gì ?
Theo nghiên cứu, tia X cực khủng mới phát ra từ môi trường liên sao nóng, mở rộng nằm trong phạm vi của nguồn sóng vô tuyến PKS 1718−649.
Đặc biệt, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng bên cạnh các pha phản ứng ion hóa thì phần lớn các tia X được phát ra bằng cách khuếch tán, nóng (với nhiệt độ gần 10 triệu K), và khí ion hóa va chạm chiếm ưu thế phát xạ xung quanh hạt nhân ở quanh nguồn sóng vô tuyến này.
Huỳnh Dũng (theo Phys)