Khi chuột, châu chấu, ong… dò bom mìn hiệu quả hơn con người

Google News

Hiện tại, gánh nặng của việc dò bom đang được thực hiện bởi loài chó, chúng là loài động vật có khả năng đánh hơi nổi bật nhất trong thế giới động vật.

Hiện tại, gánh nặng của việc dò bom đang được thực hiện bởi loài chó, chúng là loài động vật có khả năng đánh hơi nổi bật nhất trong thế giới động vật. Nhưng chúng cũng có những nhược điểm dễ thấy. Thứ nhất là cần rất nhiều thời gian để huấn luyện hoàn hảo một con chó nghiệp vụ, thứ hai, chó là loài động vật rất thân thiết với con người nên khi đưa chúng đi làm nhiệm vụ, các chuyên gia cũng có phần lo lắng cho chúng, và cũng còn khá nhiều vấn đề về quyền động vật khó nói. Chính điều này mà chuột và châu chấu đang dần thay thế nhiệm vụ của chó.
Tiếc thương chuột anh hùng Magawa vừa ra đi
Magawa, một chú chuột túi khổng lồ châu Phi được biết đến với việc cứu nhiều mạng sống ở Campuchia, đã chết sau 5 năm sự nghiệp phát hiện bom mìn và các thiết bị chưa nổ khác còn sót lại từ các cuộc xung đột cho đến nay.
Khi chuot, chau chau, ong… do bom min hieu qua hon con nguoi
Chuột anh hùng Magawa nhận Huy chương vàng nhờ dò mìn hiệu quả. Ảnh Sky News. 
"Chuột anh hùng" đã dọn sạch 141.000 km2 đất, phát hiện 100 thiết bị nguy hiểm trong 8 năm cuộc đời. “Tất cả chúng tôi tại APOPO đều cảm thấy thương tiếc vì sự ra đi của Magawa, và chúng tôi rất biết ơn vì công việc đáng kinh ngạc mà “anh ấy” đã làm”, APOPO, tổ chức phi chính phủ rà phá bom mìn của Bỉ đã đào tạo ra chuột siêu anh hùng, cho biết trong một tuyên bố.
Magawa cho đến nay, đã phát hiện được 39 quả mìn và 28 vật liệu nổ ở Campuchia. Magawa là con chuột đầu tiên giành được giải thưởng và là một trong một số Chuột anh hùng (‘HeroRAT’) được APOPO lai tạo và huấn luyện để phát hiện bom mìn. Cho đến nay, các HeroRAT đã phát hiện được khoảng 500 quả mìn và 350 quả bom chưa nổ ở Campuchia. Trước đó, Magawa được trao tặng Huy chương Vàng PDSA (People's Dispensary for Sick Animals). Huy chương Vàng PDSA thường trao cho những động vật có công xuất sắc trong việc cứu sống con người hoặc động vật dám đánh đổi mạng sống của chúng khi gặp nguy hiểm hoặc sự tận tâm đối với “công việc”. PDSA là một tổ chức từ thiện vì động vật ở Anh, thành lập năm 1917.
Campuchia, quốc gia có 16 triệu dân ở Đông Nam Á, là một trong những nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi bom mìn trên thế giới. Một cuộc nội chiến kéo dài ba thập kỷ đã chứng kiến hơn 6 triệu quả mìn rải khắp Vương quốc từ những năm 1970 đến cuối những năm 1990. Hơn 64.000 ca tử vong và hơn 40.000 người bị cắt cụt chi kể từ đó, và trong khi những khoảng đất rộng lớn hiện đã được dọn sạch, hơn 1.000 km2 bị ô nhiễm được cho là vẫn còn bom mìn.
“Đội đặc nhiệm” ra quân 30 phút bằng chuyên gia làm 3 ngày
Hiện tại, gánh nặng của việc dò bom đang được thực hiện bởi loài chó, chúng là loài động vật có khả năng đánh hơi nổi bật nhất trong thế giới động vật. Nhưng chúng cũng có những nhược điểm dễ thấy. Thứ nhất là cần rất nhiều thời gian để huấn luyện hoàn hảo một con chó nghiệp vụ, thứ hai, chó là loài động vật rất thân thiết với con người nên khi đưa chúng đi làm nhiệm vụ, các chuyên gia cũng có phần lo lắng cho chúng, và cũng còn khá nhiều vấn đề về quyền động vật khó nói. Chính điều này mà chuột và châu chấu đang dần thay thế nhiệm vụ của chó.
Trong 30 phút, những chú chuột này có thể làm nhiệm vụ mà một chuyên gia dò gỡ mìn phải thực hiện trong suốt 3 ngày.
Mới đây, quân đội Campuchia tuyên bố, họ sẽ xây dựng một “đội đặc nhiệm” dò gỡ mìn với các thành viên là chuột, đặc biệt có sự hiện diện là những con chuột khổng lồ có nguồn gốc từ châu Phi để khắc phục hậu quả bom mìn sót lại từ thời chiến tranh ở nước này. Việc sử dụng loài chuột khổng lồ với trọng lượng mỗi con lên tới 1,2 kg này vào nhiệm vụ dò gỡ bom mìn không phải là kỹ thuật mới mẻ, bởi nó đã được áp dụng rất thành công ở nhiều nước châu Phi trong cuộc chiến chống lại bom mìn. Hồi năm 2015, chính phủ Mozambique đã sử dụng một đội quân chuột khổng lồ để thực hiện kế hoạch rà phá hết bom mìn còn sót lại trên lãnh thổ nước này. Những con chuột được tổ chức phi chính phủ Apopo huấn luyện để chúng có thể ngửi được mùi thuốc nổ trong bom mìn, dù những vũ khí này được chôn sâu dưới đất.
Khi chuot, chau chau, ong… do bom min hieu qua hon con nguoi-Hinh-2
 Một chú chuột khổng lồ đang dò mìn.
Khi di chuyển trên các bãi mìn, những con chuột lớn như mèo này lại đủ nhẹ để không làm những quả mìn phát nổ. Với khứu giác rất tinh nhạy của mình, chúng dễ dàng ngửi ra những quả mìn còn sót lại, giúp các chuyên gia tháo gỡ những vũ khí này một cách an toàn. Trong năm ngoái, Apopo đã nhận được nguồn tài trợ lên tới 4,5 triệu USD từ cộng đồng quốc tế để làm sạch hơn 250 hecta bãi mìn ở Mozambique, với một “đội đặc nhiệm” gồm 78 chú chuột khổng lồ.
Với sự trợ giúp đắc lực của những chú chuột này, Apopo đã phát hiện, tiêu hủy gần 14.000 quả mìn và thiết bị nổ trên gần 2.500 bãi mìn nằm rải rác khắp đất nước Mozambique, trả lại hơn 800 hecta đất sạch cho người dân địa phương. Để có thể thực hiện được “kỳ tích” trên, những chú chuột khổng lồ này phải trải qua 9 tháng huấn luyện gắt gao. Trong chương trình huấn luyện này, các huấn luyện viên của Apopo sẽ hướng dẫn những chú chuột khổng lồ ngửi mùi thuốc nổ từ các quả mìn chôn sâu dưới đất.
Khi ngửi được một quả mìn, chú chuột sẽ dừng lại, cào xuống mặt đất để thông báo vị trí mìn, và sau đó nó sẽ được thưởng thức ăn ưa thích. Ông Alson Majanzota, một trưởng nhóm huấn luyện của Apopo cho biết, những chú chuột này rất thông minh và học hỏi rất nhanh. Sau quá trình huấn luyện, chúng có thể kiểm tra một khoảnh đất có diện tích 200 mét vuông chỉ trong 30 phút, trong khi một chuyên gia được trang bị máy dò mìn phải mất 3 ngày mới thực hiện được công việc tương tự.
Chính phủ Campuchia cho biết, họ đang đào tạo cho những chú chuột này làm quen với điều kiện khí hậu ở đây, và sẽ sớm triển khai “đội đặc nhiệm” này ra các bãi mìn để nhanh chóng loại trừ ẩn họa khủng khiếp chôn sâu trong lòng đất.
Những con chuột đáng kinh ngạc này cũng có thể được huấn luyện để đánh hơi bệnh lao, căn bệnh truyền nhiễm gây tử vong thứ hai trên thế giới.
“Đội quân” côn trùng
Người nghĩ ra dự án độc đáo này là nhà nghiên cứu Baranidharan Raman của trường Đại học Washington ở St Louis, Hoa Kỳ. Theo ông, dự án trên sẽ kết hợp khả năng phát hiện một số mùi nhất định của côn trùng với một loạt các thiết bị điện tử chuyên dụng, tạo ra một sinh vật “cyborg” có khả năng đánh hơi các loại chất nổ hoàn hảo. Tờ Daily Mail cho hay.
Khi thành công, công nghệ này có tiềm năng thay đổi hoàn toàn cách mà các đội tháo dỡ bom mìn đang hoạt động. Thay vì nhờ cậy vào con người hoặc chó để phát hiện bom, tại sao không “cử” đội quân côn trùng đi làm nhiệm vụ?
Khi chuot, chau chau, ong… do bom min hieu qua hon con nguoi-Hinh-3
 Châu chấu được xem là sinh vật phá hoại mùa màng.
Trước đây, công việc phát hiện bom mìn thường do con người với máy móc hoặc chó nghiệp vụ đảm nhiệm, nhưng các nhà nghiên cứu tại Mỹ hiện đang phát triển công nghệ cho phép châu chấu - loại côn trùng chuyên “tàn sát” mùa màng - có thể phát hiện chất nổ ở những nơi khó di chuyển tới nhất. Hệ thống này hoạt động bằng cách tích hợp một hình xăm nhiệt lên cánh của châu chấu, hình xăm này sẽ rung lên khi được kích thích bởi một nhiệt độ nhất định, từ đó các nhà khoa học có thể điều khiển được hướng bay của loài côn trùng này. Bên cạnh đó, nó cũng cho phép họ thu thập mẫu vật hữu cơ từ không khí xung quanh. Khi đã bay đến vùng nghi ngờ có bom, hệ thần kinh của châu chấu sẽ phát ra tín hiệu đặc biệt, một máy tính nhỏ được gắn trên cơ thể của nó sẽ đọc tín hiệu này và giải mã thành tin nhắn “có” hoặc “không”. Tin nhắn trên sẽ được gửi về cho nhóm điều khiển, tại đây nếu tin nhắn nội dung ghi là “có” thì một đèn LED màu đỏ sẽ sáng lên, còn nếu ghi là “không” thì sẽ là màu xanh lá để chứng tỏ khu vực đó an toàn.
Để trả lời cho câu hỏi sao lại không dùng drone (thiết bị bay không người lái) mà lại sử dụng sinh vật sống thì Raman cho biết, ông đã quyết định tận dụng lợi thế của hệ thống khứu giác tự nhiên bên trong mũi của châu châu, làm việc này không chỉ giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí mà còn có thể hoạt động tốt hơn cảm biến của máy móc nhiều.
“Chỉ cần vài trăm mili giây là não của châu chấu đã có thể bắt đầu theo dõi một mùi lạ xuất hiện trong môi trường xung quanh nó”- Raman nói với BBC. “Ngay cả khi ta tạo ra một thiết bị siêu nhỏ có thể chứa rất nhiều bộ cảm biến thì nếu bạn nhìn vào râu của các loài côn trùng, đó chính là nơi có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn bộ cảm biến hóa học khác nhau”. Những con chấu chấu “cyborg” của Raman vẫn còn đang trong giai đoạn thí nghiệm, nhưng ông cho biết công nghệ này sẽ được sử dụng trong vòng 2 năm nữa. Văn phòng Nghiên cứu Hải quân Mỹ cũng vừa tài trợ 750.000 USD cho dự án này.
Huấn luyện ong mật dò mìn
Các nhà khoa học Scotland đã huấn luyện thành công những chú ong để rò mìn trong khu vực chiến tranh trước đây. Những chú ong mật đã dẫn lối các đội rà phá bom mìn tìm kiếm những vật liệu chưa nổ ở Croatia sau khi chúng được huấn luyện để đánh hơi mùi chất nổ. Tiến sĩ Ross Gillander của Đại học St Andrews đã thiết kế thiết bị nhận biết nếu ong quay trở lại tổ có dấu vết chất nổ nhỏ. Sau khi được xác nhận, cảnh quay từ máy bay không người lái đã được sử dụng để xác định vị trí mà những con ong lấy dấu vết.
Những con ong có thể tỏ ra hiệu quả hơn những con chó đánh hơi trong một số trường hợp vì chúng có thể làm việc lâu hơn và rẻ hơn khi sử dụng. Hiệu suất của một con chó cũng có thể bị ảnh hưởng xấu bởi cách đối xử của nó. Những kết quả ban đầu đầy hứa hẹn của các cuộc thử nghiệm đang diễn ra ở Croatia mang lại hy vọng tìm kiếm hàng triệu quả mìn bị bỏ hoang trên khắp thế giới có thể được dọn sạch nhanh hơn, giúp hàng nghìn người không bị thiệt mạng hoặc bị thương. Việc sử dụng ong để phát hiện chất nổ đang được các học giả ở Scotland và Croatia nghiên cứu.
Khi chuot, chau chau, ong… do bom min hieu qua hon con nguoi-Hinh-4
 Huấn luyện ong dò mìn. Ảnh Alamy.
Các thử nghiệm trong thế giới thực đã bắt đầu ở Croatia, được tài trợ bởi tổ chức Khoa học vì Hòa bình và An ninh của NATO và sử dụng ong từ các tổ ong địa phương. Theo thống kê của Liên hợp quốc, những bãi mìn còn sót lại đã cướp đi sinh mạng của từ 15.000 đến 20.000 người mỗi năm, con số bị thương còn nhiều hơn nữa.
LandmineFree 2025, một chiến dịch toàn cầu nhằm hướng tới một thế giới không còn bom mìn trong vài năm tới, đang kêu gọi tất cả các chính phủ đã cam kết thực hiện mục tiêu tại Hội nghị Đánh giá Hiệp ước Cấm Mìn tại Oslo vào năm 2019 để tăng cường nỗ lực và tăng cường tài trợ. Các nhà hoạt động nói rằng làm như vậy là rất quan trọng vì thương tích do bom mìn thường khiến các cá nhân không thể tiếp tục làm việc, làm tăng nguy cơ sống trong cảnh nghèo đói. Đất bị ô nhiễm cũng đặt ra những thách thức đối với việc phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu như đường và cầu, đồng thời hạn chế cơ hội phát triển nông nghiệp và nhà ở.
Mặc dù ảnh hưởng đến 1/4 quốc gia trên thế giới, nhưng chỉ 0,2% viện trợ nước ngoài được dành riêng cho việc rà phá bom mìn.
Theo Văn Nguyễn/ANTG