Kinh ngạc hành tinh thứ ba trong hệ sao nhị phân Kepler-47

Google News

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn học làm việc tại Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa tìm thấy một ngoại hành tinh thứ ba quay quanh một hệ sao nhị phân cách Trái đất 3.340 năm ánh sáng.

Trong hệ thống sao nhị phân mới nhất, hành tinh trong cùng là Kepler-47b có kích thước gấp 3,1 lần Trái đất và hoàn thành một vòng quỹ đạo cứ sau 49 ngày.

Hành tinh ngoài cùng, Kepler-47c lớn hơn Trái đất 4,7 lần và mất tới 30 ngày để hoàn thành một chuyến đi vòng quanh cả hệ sao nhị phân.

Kinh ngac hanh tinh thu ba trong he sao nhi phan Kepler-47
 Nguồn ảnh: Phys.

Và ngoại hành tinh thứ ba Kepler-47d, hành tinh mới nhất vừa được phát hiện nằm kẹp giữa hai hành tinh trên, lớn nhất trong bộ ba, lớn hơn Trái đất bảy lần, mất 187 ngày để hoàn thành một vòng quỹ đạo.

Nader Haghighipour, một nhà thiên văn học tại Viện Thiên văn học thuộc Đại học Hawaii cho biết, hành tinh Kepler-47 là hệ thống duy nhất lưu trữ nhiều hơn một hành tinh.

Được biết, Kepler-47 là một hệ sao nhị phân có ít nhất ba hành tinh trên quỹ đạo quay xung quanh cặp sao nằm cách Trái đất khoảng 3.340 năm ánh sáng. Hai hành tinh đầu tiên được công bố là Kepler-47b và Kepler-47c.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực.


Huỳnh Dũng (theo Phys)