Kinh ngạc "hiệu ứng gợn sóng" từ địa hình cực đoan sao Hỏa

Google News

(Kiến Thức) - Một bản đồ gió toàn cầu mới trên sao Hỏa cho thấy "hiệu ứng gợn sóng" từ địa hình khắc nghiệt bên dưới. Địa hình của sao Hỏa đang thúc đẩy hiệu ứng gợn sóng thay đổi theo cách rõ rệt hơn so với trên Trái đất.

Nghiên cứu các luồng gió cách khoảng190 dặm (300 km) trên bề mặt hành tinh Đỏ, các nhà nghiên cứu có thể thấy những thay đổi từ một hiệu ứng gợn sóng kỳ lạ thay đổi theo địa hình sao Hỏa bao gồm cả núi, hẻm núi và lưu vực.

"Trên Trái đất, chúng ta thấy cùng một loại hiệu ứng gợn sóng này, nhưng không phải ở độ cao như vậy. Đó là một ngạc nhiên lớn", đồng tác giả nghiên cứu Mehdi Benna, một nhà khoa học hành tinh tại NASA và Đại học Maryland cho biết trong một tuyên bố.

Kinh ngac

Nguồn ảnh: Hubble.       

Các nhà nghiên cứu công bố hai lý do xảy ra hiện tượng kỳ lạ trên ở sao Hỏa. Một là bầu khí quyển của sao Hỏa đậm đặc hơn nhiều so với Trái đất, do đó những "hiệu ứng gợn sóng" này có thể di chuyển xa hơn, cao hơn trên Hành tinh Đỏ.

Yếu tố thứ hai có thể là do có một sự khác biệt độ cao trung bình lớn hơn giữa đỉnh núi và thung lũng trên sao Hỏa hơn là trên Trái đất, đặc biệt là bởi vì nhiều ngọn núi trên hành tinh Đỏ cao gấp hai lần núi Everest.

"Địa hình của sao Hỏa đang thúc đẩy hiệu ứng gợn sóng thay đổi theo cách rõ rệt hơn so với trên Trái đất", Benna nói.

Một hình ảnh do máy tính tạo ra về các đường quỹ đạo (các chấm trắng) được chụp bởi tàu vũ trụ MAVEN khi nó ánh xạ gió (đường màu xanh) trong bầu khí quyển trên của sao Hỏa.

Các vạch nhỏ màu đỏ, chấm trắng đại diện cho tốc độ và hướng gió cục bộ, được đo bằng dụng cụ đo quang phổ khối khí trung tính và ion trung tính của MAVEN.

Các nhà nghiên cứu ghi nhận mô hình lưu thông gió toàn cầu trên sao Hỏa tại 75-190 dặm (120-300 km) trên bề mặt. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học tạo ra bản đồ gió toàn cầu của một hành tinh ngoài không gian cũng như các hiệu ứng gợn sóng liên quan.

Trước tiên, họ phát hiện ra rằng bầu khí quyển của sao Hỏa có mô hình lưu thông gió ổn định từ mùa này sang mùa khác.

Tuy nhiên, họ cũng nhận thấy rằng, gió trong bầu khí quyển phía trên của hành tinh có nhiều thay đổi hơn so vơi dự kiến, điều đó có nghĩa là gió thay đổi hướng nhanh hơn và thường xuyên hơn. Nhóm nghiên cứu vẫn đang cố gắng tìm hiểu tại sao điều này lại xảy ra.

Với hai năm nghiên cứu dữ liệu trong tay, nhóm các nhà khoa học hy vọng sẽ tiếp tục thu thập thông tin mới, trong khi chạy nhiều mô hình hơn để hiểu rõ hơn về mô hình của gió sao Hỏa.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Huỳnh Dũng (theo Universe Today)