Được biết, KELT-9 là một ngôi sao nằm cách Trái đất 650 năm ánh sáng trong chòm sao Cygnus. Ngoại hành tinh KELT-9 b quay quanh rất gần một ngôi sao chủ KELT-9 nóng khoảng 4000 ° C.
|
Nguồn ảnh: Phys. |
Giờ đây, các nhà nghiên cứu này cũng đã phát hiện thêm dấu vết của natri, magiê, crôm và các kim loại đất hiếm scandium trong khí quyển ngoại hành tinh KELT-9 b.
Các dấu vết này được đo bằng máy quang phổ HARPS-North được gắn trên kính viễn vọng, cho phép các nhà thiên văn học phân biệt thành phần hóa học trong khí quyển của KELT-9b.
Sau khi phân tích cẩn thận, các nhà nghiên cứu thực sự tìm thấy vết tích phân tử natri, magiê, crôm và các kim loại đất hiếm scandium và yttri trong hệ thống quang phổ.
Ba trong số các chất này chưa bao giờ được phát hiện có trong bầu khí quyển của một ngoại hành tinh.
Mời quý vị xem video: Đâu mới thực sự là ngôi sao lớn nhất vũ trụ? - Thư Viện Thiên Văn
Huỳnh Dũng (theo Phys)