Kỳ quái đám mây phát sáng hình cây kẹo ở thiên hà Milky Way

Google News

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học của NASA phát hiện thứ trông giống như một đám mây khí hình kẹo que, gần trung tâm của thiên hà Milky Way, được chụp bởi Máy quan sát 2 milimet siêu dẫn Goddard-IRAM của NASA.

"Cây kẹo" dài khoảng 190 năm ánh sáng và chứa khí ion hóa phát ra sóng vô tuyến mạnh mẽ trong thiên hà Milky Way.
Các nhà thiên văn học phát hiện ra đám mây kỳ quái bằng cách sử dụng một thiết bị được gọi là Máy quan sát 2 milimet siêu dẫn Goddard-IRAM, hay còn gọi là GISMO, cùng với kính viễn vọng vô tuyến đặt tại Pico Veleta ở Tây Ban Nha.
Bên trong, đám mây khí bí ẩn ở Milky Way này có nhiệt độ rất lớn, chứa nguyên liệu thô gồm bụi, khí đủ nhiều để tạo ra hàng chục triệu ngôi sao như Mặt trời, theo NASA.
Ky quai dam may phat sang hinh cay keo o thien ha Milky Way

Nguồn ảnh: NASA. 

Các tia sáng màu đỏ, vàng và xanh ngọc, các vòng cung màu xanh lam và xanh lục và các đốm sáng mờ xuất hiện trong hình ảnh, được chụp bởi Máy quan sát 2 milimet siêu dẫn Goddard-IRAM của NASA, cùng với kính viễn vọng vô tuyến 30 mét.
"Chúng tôi bị thu hút bởi vẻ đẹp của hình ảnh này, nó thật kỳ lạ", ông Julian Staguhn thuộc Đại học Johns Hopkins, người dẫn đầu một bài báo mô tả hình ảnh bí ẩn gần trung tâm Milky Way chia sẻ.
Ngoài ra, Richard Arendt, thành viên nhóm nghiên cứu tại Đại học Maryland cho biết: "Phát xạ của đám mây này đến từ các electron tốc độ cao trong từ trường, hình thành từ một quá trình gọi là phát xạ synchrotron.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Huỳnh Dũng (theo Newscientist)