Trong nghiên cứu vừa được công bố, các nhà khoa học nói rằng họ đã tìm thấy bằng chứng về những “tảng băng gai” khổng lồ, lởm chởm, cao khoảng hơn 15 mét, xuất hiện trên bề mặt của Mặt trăng sao Mộc Europa.
Những khối vật thể trên Mặt trăng Europa này sẽ "gây ra một mối nguy hiểm cho bất kỳ nhiệm vụ không gian tương lai nào hạ cánh trên mặt trăng", theo nghiên cứu.
Các gai băng trên Mặt trăng sao Mộc có thể tương tự như hiện tượng "penitentes" trên Trái đất.
|
Nguồn ảnh: Phys. |
Nghiên cứu cho biết: “Trong điều kiện khắc nghiệt và khô trên Trái đất, chẳng hạn như các khối lởm chởm ở dãy núi Andes, tia nắng Mặt trời có thể từng làm bốc hơi, bào mòn các khối băng lẫn vật chất, kết hợp với quá trình tuyết tan thăng hoa bỗng đột ngột bốc hơi để lại nhiều cấu trúc lạ, lởm chởm”.
Quá trình này tương tự xuất hiện trên mặt trăng Europa.
Mời quý vị xem video: Thiên hà lớn nhất trong vũ trụ: IC 1101
Bằng chứng về những cấu trúc gai băng này đã được nhìn thấy trên sao Diêm Vương, cho thấy rằng địa hình gai băng lởm chởm như vậy có thể phổ biến trên thế giới băng giá bao gồm cả Europa.
Trên Europa, những cái gai này có thể cách nhau khoảng 6m, tạo ra một "địa hình nguy hiểm" cho các sứ mệnh hạ cánh trong tương lai.
Huỳnh Dũng (theo Phys)