Làm thế nào các hạt bụi dính vào nhau để hình thành hành tinh

Google News

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học có thể đã tìm ra làm thế nào các hạt bụi có thể dính lại với nhau để tạo thành các hành tinh, theo một nghiên cứu của Đại học Rutgers cho hay.

Trong vũ trụ sơ khai, sự bám dính giúp các hạt mịn tạo thành những khối bụi. Tuy nhiên, các hạt lớn có thể kết hợp do lực hấp dẫn, một quá trình thiết yếu trong việc hình thành các tiểu hành tinh và hành tinh. Nhưng giữa hai thái cực này, làm thế nào quá trình kết dính bụi hình thành thì đó vẫn còn là một bí ẩn cho đến bây giờ.

Lam the nao cac hat bui dinh vao nhau de hinh thanh hanh tinh
Nguồn ảnh: Space. 

Theo một nghiên cứu của Đại học Rutgers cho hay, các hạt dưới trọng lực siêu nhỏ, tương tự như các điều kiện được cho là trong không gian liên hành tinh, môi trường này đã phát triển các điện tích mạnh một cách tự nhiên khiến các hạt bụi mịn dính vào nhau, tạo thành các khối lớn.

Đáng chú ý, quá trình tích điện giữa các hạt bụi quá mạnh đến nỗi chúng phân cực lẫn nhau và do đó chúng hoạt động như một nam châm.

"Chúng tôi có thể đã vượt qua một trở ngại cơ bản trong việc tìm hiểu các hành tinh hình thành như thế nào", đồng tác giả Troy Shinbrot, giáo sư Khoa Kỹ thuật Y sinh tại Trường Kỹ thuật thuộc Đại học Rutgers - New Brunswick cho biết.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực


Huỳnh Dũng (theo Space)