Lần đầu phát hiện thủy quái 249 triệu tuổi, thân hình giống cá sấu

Google News

Một loài thủy quái mới đã được các nhà khoa học phát hiện ra. Từ đây, hồ sơ cổ sinh vật học cũng ghi tên thêm một loài động vật mới.

Vừa qua, tạp chí khoa học The Anatomical Record đã công bố một nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng với giới khoa học thế giới. Cụ thể, các nhà khoa học Brazil đã tái hiện thành công vẻ ngoài một loài thủy quái lưỡng cư của kỷ Tam Điệp. Nó được xác định từng tồn tại trên Trái Đất vào khoảng 200 – 251 triệu năm trước.

Lan dau phat hien thuy quai 249 trieu tuoi, than hinh giong ca sau

Ảnh minh hoạ.

Loài này có thân hình giống cá sấu, da trơn nhẵn và sở hữu chiếc đuôi có 4 cạnh rất độc lạ. So với các loài động vật hiện tại, nó khá to lớn, nhưng ở kỷ Tam Điệp thì thật nhỏ bé với chiều dài khoảng 1,5 m.

Lan dau phat hien thuy quai 249 trieu tuoi, than hinh giong ca sau-Hinh-2

Các nhà khoa học đã đặt tên cho loài thủy quái này là Kwatisuchus rosai, thuộc một dòng dõi thủy quái giống cá sấu mang tên “temnospondyl”. Trước đây, họ hàng gần với Kwatisuchus rosai đã được tìm thấy ở Đông Âu. Việc tìm thấy tàn tích của nó ở Nam Mỹ cho thấy chúng này phân bố rất rộng.

Lan dau phat hien thuy quai 249 trieu tuoi, than hinh giong ca sau-Hinh-3

Trước đó, hóa thạch của Kwatisuchus rosai được tìm thấy từ tháng 8/2022 từ hệ tầng Sanga do Cabral ở Rio Grande do Sul – Brazil. Nơi đây vào thời cổ đại có hệ thống sông hồ, đầm lầy vô cùng phức tạp. Sau cuộc đại tuyệt chủng Nhị Điệp – Tam Điệp (Đại tuyệt chủng lớn nhất hành tinh), khu vực này gần như không còn tàn tích của các sinh vật đại dương. Dẫu vậy, Kwatisuchus rosai vẫn sống sót được nhờ khả năng thích nghi cao. Trên thực tế, động vật lưỡng cư là nhóm bốn chân nguyên thủy đa dạng nhất, có mặt ở mọi lục địa trên Trái Đất.

Đáng tiếc là dù đã vượt qua được cuộc đại tuyệt chủng, nhưng Kwatisuchus rosai lại không thể để lại hậu duệ đến ngày nay.

 

Theo SHTT&TS