Những nhà nghiên cứu thật sự vô cùng tài giỏi khi chế tạo được những dạng trí thông minh nhân tạo có thể làm hầu như bất cứ việc gì. Robot có thể đánh bại chúng ta trong các trò chơi tương tác (board games), lái ô tô và phát hiện ra ung thư…
Giờ đây, trí thông minh nhân tạo còn có khả năng tạo ra những âm thanh hoàn toàn mới mà chưa có ai từng nghe trước đó. Những âm thanh này được tạo ra nhờ những phép toán cao cấp kết hợp với các mẫu của dụng cụ âm nhạc thật sự.
Trước đây khá lâu, thỉnh thoảng bạn có thể nghe thấy một số âm thanh mới được phát ra từ đài phát thanh. Giống như các nhà nghiên cứu nói rằng, họ đang hy vọng mang đến cho các nhạc sĩ một loạt những giai điệu mới mẻ không giới hạn, phát ra từ các nhạc cụ được tạo ra bởi máy tính. Có những công cụ này, công việc sáng tác của các nhạc sĩ sẽ thuận tiện và tuyệt vời hơn rất nhiều.
|
Robot có thể tạo ra những âm thanh hoàn toàn mới (Ảnh: Unsplash). |
Hệ thống mới này được gọi là NSynth, được phát triển bởi một nhóm kỹ sư có tên là Google Magenta. Đây là một phần nhỏ trong việc đẩy mạnh những nghiên cứu của Google về trí tuệ nhân tạo.
"Học trực tiếp từ dữ liệu, NSynth cung cấp cho các nghệ sĩ khả năng kiểm soát trực quan về âm sắc và động lực học. Đồng thời đó nó cũng tạo điều kiện để các nhạc sĩ khám phá các âm thanh mới lạ, độc đáo. Điều này cực kì khó hoặc sẽ không bao giờ thực hiện được nếu chỉ sử dụng những bộ tổng hợp được điều khiển bằng tay", nhóm nghiên cứu cho biết.
Bằng cách truy cập vào trang web Wired, người dùng có thể sử dụng vài mẫu được làm thử bởi Nsynth. Những người dùng đầu tiên sử dụng những mẫu âm nhạc giai đoạn đầu đều rất hào hứng và hài lòng.
NSynth lấy mẫu từ khoảng 1.000 dụng cụ âm nhạc khác nhau và pha trộn chúng lại, nhưng theo một cách rất tinh vi và có độ phức tạp cao.
Đầu tiên, chương trình trí thông minh nhân tạo tìm hiểu để xác định các đặc tính về âm thanh của từng loại nhạc cụ, sau đó NSynth tiến hành phối trộn, để tạo ra một hỗn hợp các nhạc cụ âm nhạc mà không giống với bất kì một sự pha trộn các nhạc cụ nào trước đây.
Các thuộc tính của âm thanh được điều chỉnh để tạo ra một loại âm thanh như được phát ra từ một dụng cụ hoàn toàn mới, chứ không phải là âm thanh trộn lẫn.
Vì vậy, thay vì chơi một lúc sáo và đàn violin để hòa hợp giai điệu lại với nhau, bạn chỉ cần Nsynth. Nó đóng vai trò như một công cụ kỹ thuật số hoàn toàn mới dựa trên các thuật toán để kết hợp âm điệu của đàn violin và sáo.
Bình thường để tạo ra một bản phối hoàn hảo, các nhạc sĩ phải cần bao nhiêu cây sáo và bao nhiêu cây đàn violin? Có lẽ là rất nhiều.
Giống như nhiều sáng kiến về trí tuệ nhân tạo khác của Google, NSynth dựa vào việc “học sâu” (deep learing). Đây là cách tiếp cận cụ thể và chi tiết đối với trí thông minh nhân tạo.
Ở đây, chúng có thể xử lý một khối lượng lớn các dữ liệu tương tự như não của con người. Đó là lý do tại sao các hệ thống này thường được mô tả như các mạng thần kinh nhân tạo.
Vì vậy, không chỉ các hệ thống “học sâu” có thể sử dụng hàng triệu bức ảnh mèo để xác định chính xác một con mèo (một ví dụ về khả năng học hỏi của trí tuệ nhân tạo), chúng cũng có thể học hỏi từ những sai lầm của mình và tiến bộ hơn theo thời gian. Trí tuệ nhân tạo có khả năng tự rèn luyện mình để cải thiện các kỹ năng - giống như não của con người.
Ý tưởng học tập sâu đã xuất hiện trong nhiều thập kỷ qua, nhưng hiện nay chúng ta chỉ mới tìm thấy một loại phần mềm và những phép tính toán, khả dĩ biến điều này thành hiện thực. Một kết quả đáng trông đợi của điều này chính là các màn “trình diễn” của NSynth - do nhóm Google Magenta xây dựng.
Nsynth có thể hoạt động theo thời gian thực và nó cũng cho phép tạo ra các sáng tác mới.
Nhà phê bình âm nhạc Marc Weidenbaum phát biểu trên Wired rằng: Cách tiếp cận mới của Google đối với các thủ thuật truyền thống rất thông minh. Việc kết hợp các dụng cụ với nhau cho thấy sự hứa hẹn về lĩnh vực âm nhạc.
"Về mặt nghệ thuật, nó có thể mang lại một số thứ thú vị, và bởi vì đó là phát minh của Google nên mọi người sẽ làm theo sự dẫn dắt của họ", ông nói.
Các kỹ sư của Google vừa giới thiệu NSynth tại lễ hội Moogfest, và mọi người có thể đọc bài báo về công việc của họ tại arXiv.
Theo Phạm Sơn/Khám phá