Theo ông Clark Begelman, giáo sư và chủ tịch bộ phận khoa học vật lý thiên văn và hành tinh Đại học Colorado ở Mỹ cho biết, quá trình hình thành lỗ đen nguyên thủy này gồm hai giai đoạn.
Giai đoạn đầu, các ngôi sao siêu lớn (thường hình thành khoảng vài triệu năm sau vụ nổ Big Bang) đã bắt đầu kích hoạt việc phát triển các lỗ đen nguyên thủy đầu tiên.
|
Nguồn ảnh: Popular Mechanics.
|
Trước mắt, các ngôi sao siêu lớn sẽ bước qua giai đoạn đốt cháy Hydro, bước vào giai đoạn rối loạn vòng quay, từ trường tại trung tâm của chúng hình thành các lỗ đen hạt giống đầu tiên.
Cùng lúc này, các ngôi sao siêu lớn bắt đầu bồi tụ vật chất mờ, dạng kén để nuôi dưỡng các lỗ đen dạng hạt gống ở một khoảng thời gian nhất định.
Sau một khoảng thời gian đủ lớn, các lỗ đen này bước vào giai đoạn “chuẩn hóa” hệ thống, nghĩa là các lỗ đen phát triển nhanh chóng, bằng cách nuốt vật chất từ lớp kén khí khổng lồ bao quanh chúng, cuối cùng phồng lên đến kích thước khổng lồ nhất định.
Kết thúc quá trình này, nhiều tia bức xạ trong lỗ đen sẽ toát ra bớt, khiến cho lớp khí phân tán và để lại các lỗ đen “chỉnh tề” nặng hơn 10.000 lần so với khối lượng của Trái Đất.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực
Huỳnh Dũng (theo Sputnik)