Lỗ đen thức dậy sau giấc ngủ thập kỷ và dùng một “bữa ăn nhẹ”

Google News

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn xác định rằng, lỗ đen trung tâm của NGC 4845 xé toạc và ăn một vật thể có khối lượng gấp 14 đến 30 lần sao Mộc.

Theo đó, các nhà thiên văn học Châu Âu đã chứng kiến một lỗ đen trung tâm của thiên hà NGC 4845 thức dậy từ một giấc ngủ dài hàng thập kỷ để ăn một vật thể có khối lượng thấp - hoặc là sao lùn nâu hoặc hành tinh khổng lồ bởi đi lạc quá gần với nó.

Sự kiện này diễn ra trong thiên hà NGC 4845, cách xa 47 triệu năm ánh sáng, được thực hiện bởi đài quan sát không gian của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA).

Lo den thuc day sau giac ngu thap ky va dung mot “bua an nhe”

Nguồn ảnh: NASA. 

Bằng cách phân tích các đặc điểm của ngọn lửa bùng phát tại khu vực, các nhà thiên văn học có thể xác định rằng sự phát xạ đến từ một vầng hào quang của vật chất xung quanh lỗ đen trung tâm của thiên hà, khi khối vật chất này xé toang ra và bị lỗ đen ăn gọn.

Được biết, vật thể “đáng thương” kia vẫn chưa xác định kiểu loại nhưng có khối lượng gấp 14 đến 30 lần sao Mộc. Thường phạm vi khối lượng này có thể tương ứng với các sao lùn nâu.

Lỗ đen ở trung tâm NGC 4845 được ước tính có khối lượng khoảng 300.000 lần so với Mặt trời của chúng ta. Nó có thể xơi các vật thể đi lạc ở tốc độ xơi chậm rãi kéo dài từ hai đến ba tháng, làm vật thể bị phá vỡ và nóng lên sau đó tất cả bồi tụ gọn vào trung tâm lỗ đen.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực


Huỳnh Dũng (theo Smithsonian Magazine)