Lộ thêm nhiều chứng cứ khoa học về hành tinh thứ 9

Google News

(Kiến Thức) - Nhiều bằng chứng mới cho thấy vũ trụ xuất hiện thêm hành tinh thứ 9. Thông tin đang gây xôn xao các nhà khoa học.

Cụ thể, các nhà nghiên cứu viện Caltech vừa tìm thấy bằng chứng về một hành tinh khổng lồ, kỳ quái, quỹ đạo kéo dài trong hệ thống năng lượng mặt trời.
Hành tinh mới này được gọi là “hành tinh thứ 9”, có khối lượng gấp 10 lần Trái đất, quay quanh Mặt trời 20 lần, xa và dài hơi hơn so với Trái đất, nó cách chúng ta 2,8 tỷ năm ánh sáng.
Lo them nhieu chung cu khoa hoc ve hanh tinh thu 9
 
Bên cạnh đó, hành tinh mới này có khả năng tạo và tác động lực hấp dẫn vào hệ thống năng lượng Mặt trời.
Các nhà nghiên cứu Konstantin Batygin và Mike Brown đã phát hiện ra sự tồn tại của hành tinh này thông qua mô hình toán học mô phỏng từ dữ liệu máy thăm dò vũ trụ. Hiện chưa ai đặt chân trực tiếp lên nó.
Ban đầu, các nhà khoa học cảm thấy nghi ngờ về hành tinh này, nhưng khi nghiên cứu, xác lập dữ liệu thống kê thì rõ ràng nó đủ tiêu chuẩn là một hành tinh thứ chín.
Lo them nhieu chung cu khoa hoc ve hanh tinh thu 9-Hinh-2
 
“Đó là một hành tinh thứ 9”- Brown, Richard và giáo sư Barbara Rosenberg đồng khẳng định.
“Nó có kích thước, vành đai, quỹ đạo ngang ngửa và lớn hơn một số hành tinh khác trong hệ Mặt trời, nó hoàn toàn đủ điều kiện để trở thành hành tinh thứ chín”.
Lần khám phá này có thể chứng minh một điều rằng, dân số hành tinh trong hệ thống vũ trụ hoàn toàn chưa dừng lại ở con số 8 như trước giờ. Sẽ có nhiều khám phá mới lập lại lịch sử và quan điểm thiên văn từng cố định suốt 150 năm qua.
Lo them nhieu chung cu khoa hoc ve hanh tinh thu 9-Hinh-3
 
Có một nổi băn khoăn đó là hiện các nhà khoa học vẫn chưa thể theo dõi, đo đạc và xác định chính xác, đầy đủ được đường quỹ đạo di chuyển của hành tinh này.
Theo đó, hai kính thiên văn ở đài quan sát Kech và kính Subaru tại Mauna Kea, Hawaii sẽ tiếp tục theo dõi đường quỹ đạo của hành tinh thứ 9, trước khi có cở sở đầy đủ để chính thức xác lập hành tinh thứ chín trong vũ trụ.
Huỳnh Dũng (theo PHYS)