Loài rệp đã 100 triệu năm tuổi, nghi từng hút máu khủng long

Google News

Loài rệp thực tế đã tồn tại trên Trái đất suốt 100 triệu năm qua, lâu hơn chúng ta nghĩ rất nhiều.

Từ lâu, các nhà khoa học tin rằng loài vật đầu tiên bị rệp sống ký sinh và hút máu là một loài dơi sống cách đây 50 triệu năm. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu vừa được đăng tải trên tạp chí khoa học Current Biology thì loài rệp đã tồn tại từ khoảng 100 triệu năm trước, tức gấp đôi so với hiểu biết trước đây của chúng ta.
Như vậy, loài rệp trên thực tế đã sống cùng thời với khủng long Bạo chúa (T. rex) dù không rõ là loài sinh vật này có hút máu loài khủng long này hay không. Lý do là ngày nay loài rệp thường ký sinh vào các loài sinh vật có thói quen đứng yên trong hang, hoặc tổ, trong khi loài T. rex thì lại di chuyển liên tục.
Loai rep da 100 trieu nam tuoi, nghi tung hut mau khung long
 
Các nhà khoa học tại Đại học Sheffield cho hay dù họ phát hiện ra tuổi thật của loài rệp nhưng họ lại không thể biết loài vật chủ mà chúng sống ký sinh là gì.
Tuy nhiên, phát hiện này cho thấy chắc chắn rằng loài rệp "không cùng xác định (tiến hóa hữu cơ) với người cổ đại".
"Với việc loài gây hại sống trên giường của chúng ta ngày nay đã tiến hóa hơn 100 triệu năm trước... cho thấy lịch sử tiến hóa của rệp rất phức tạp hơn chúng ta nghĩ", Giáo sư Mike Siva-Jothy - tác giả chính của nghiên cứu cho biết. Theo Giáo sư Siva-Jothy, phát hiện của ông có thể được xem là một "sự mặc khải" trong sinh học.
Theo nghiên cứu này, thì một số loài rệp đã tiến hóa theo hướng "ký sinh chuyên biệt" lên một vật chủ xác định. Ví dụ loài Cimex adjuncus hay bọ dơi, có thể hút máu các loài vật có vú nhưng phải sống ký sinh lên dơi thì mới sinh sản được. Nhưng cũng có một số loài rệp không có vật chủ chuyên biệt và có thể sống ký sinh lên nhiều vật chủ khác nhau.
Theo Motthegioi