Lý giải về quả cầu lửa ‘ma quái’ xuyên tường

Google News

Bí ẩn ngàn năm chưa có lời giải về hiện tượng sét hòn, những quả cầu lửa 'ma quái' bay lơ lửng trong không khí khi có bão đã được truyền tai nhau hàng nghìn năm trước đây.

Khi đọc câu chuyện "Những cuộc phiêu lưu của Tintin - Bảy quả cầu pha lê", chắc chắn bạn sẽ nhớ đến khung cảnh cơn bão với một quả cầu lửa bí ẩn băng qua căn phòng và sau đó biến mất một xác ướp vừa được khám phá.
Tuy không chỉ có trong truyện viễn tưởng, quả cầu lửa cũng được xem là hiện tượng khí tượng trên Trái Đất, nhưng do hiếm gặp, các nhà khoa học vẫn chưa tìm được lời giải thích chính xác.
Vào năm 1195, sét hòn đã được tu sĩ Benedictine Gervase tại nhà thờ Christ Church ở Canterbury, Anh ghi chép lại. Sau đó, nhà vật lý học Brian Tanner và nhà sử học Giles Gasper thuộc Đại học Durham, Anh đã tìm thấy và phân tích các bản thảo này.

Ly giai ve qua cau lua ‘ma quai’ xuyen tuong

Những quả cầu lửa vốn dĩ không chỉ có trong truyện viễn tưởng mà còn được xem là một hiện tượng khí tượng trên Trái Đất.

Theo bản thảo của tu sĩ Gervase, ông đã ghi lại việc đám mây đen dày đặc bao phủ thủ đô London sau một đốm trắng trên bầu trời. Ngay sau đó, một quả cầu lửa xuất hiện và xoay tròn trước khi rơi xuống sông Thames.
Nhà vật lý học Brian Tanner nhấn mạnh: "Mô tả của Gervase rất tương đồng với các mô tả lịch sử và đương đại về sét hòn. Đây là một trong những mô tả sớm nhất về hiện tượng này và cũng là mô tả lâu đời nhất ở Anh". Ghi nhận đầu tiên về sét hòn là một mô tả trong một cơn giông bão ở Widecombe, Devon, Anh, ngày 21 tháng 10 năm 1638.
Nhiều bằng chứng đã được ghi nhận suốt nhiều thập kỷ qua về hiện tượng sét hòn. Tuy nhiên, bản chất chính xác của hiện tượng này vẫn là một bí ẩn.
Sét hòn là một quả cầu sét không có màu sắc cố định, có thể có màu cam, vàng, đỏ, trắng, xanh lam hoặc tím. Nó thường xuất hiện bất thường trong cơn giông hoặc thậm chí trong điều kiện thời tiết bình thường.
Đường kính của sét hòn thường từ 5 - 40cm, thậm chí có thể lên đến 1m. Nó di chuyển không thể đoán trước và có thể đi qua các ống khói, cửa sổ, thậm chí xuyên qua kính hoặc tường.
Sét hòn thường chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn, chỉ vài giây, và khi biến mất, nó tạo ra tiếng nổ sấm rền và để lại mùi lưu huỳnh. Nó cũng có nhiệt độ cực cao, gây hư hại máy móc, có thể giết chết gia súc, và có thể gây thương tích hoặc tử vong cho con người.
Sét hòn đã được công nhận tồn tại, nhưng bản chất chính xác của nó vẫn là một bí ẩn chưa được chứng minh rõ ràng. Đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn đang nỗ lực tái tạo sét hòn hoặc tạo ra hiện tượng tương tự trong môi trường phòng thí nghiệm.
Có vô số giả thuyết đã được đưa ra để giải thích hiện tượng này, từ bóng điện tích còn lại sau một vụ sét đánh đến vật chất bốc cháy bị đẩy lên không trung khi sét đánh xuống mặt đất. Ngoài ra, có cả những học thuyết âm mưu khác như bóng năng lượng bí ẩn của người ngoài hành tinh hay thuật chidori của Sasuke ngoài đời thực...
Theo Tuệ An/Doanh nghiệp Việt Nam