"Ma hóa thạch" 183 triệu năm tiết lộ về "tận thế"

Google News

Những con ma hóa thạch là sinh vật như làm bằng không khí, không hề có chút tàn tích nào nhưng hình dáng được ghi lại nguyên vẹn.

Theo PHYS, các "ma hóa thạch" này có niên đại 94, 120 và 183 triệu năm, liên kết trực tiếp với 3 cuộc đại tuyệt chủng xảy ra cùng cách với những gì mà Trái Đất đang biến đổi.

"Ma hóa thạch" thực ra là nhóm sinh vật phù du đơn bào gọi là coccoliththophores. Qua kính hiển vi, những khối đá mà chúng từng nằm bên trong còn hiện rõ từng đường nét của các cơ thể quái dị và phức tạp.

"Ma hóa thạch" được khai quật từ đá kỷ Jura ở Yorkshire - Anh - Ảnh: SCIENCE

Cơ thể không xương của chúng đã bị thời gian làm tiêu biến hoàn toàn, nhưng cũng tồn tại đủ lâu để phần trầm tích bao bọc lấy chúng hóa thạch, dẫn đến hiện tượng kỳ lạ nói trên.

"Ma hóa thạch" có đường kính hẹp hơn 15 lần so với sợi tóc người - xấp xỉ 5 phần nghìn mm, nhưng cực kỳ sắc nét, giúp nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi giáo sư Paul Bown từ University College London (UCL, trường thành viên của Viện Đại học London - Anh) tái hiện lại hoàn hảo các sinh vật cổ đại. Và chúng đã giúp lấp đầy một khoảng trống làm đau đầu các nhà cổ sinh vật học nhiều năm.

Vì vậy việc nghiên cứu các "ma hóa thạch" sẽ giúp giới khoa học hiểu rõ những gì xảy ra với sinh vật phù du, một trong những loài hiếm hoi vẫn cố gắng sinh tồn được thông qua các biến đổi có thể có lợi hay có hại cho sinh vật khác.

Từ đó, họ sẽ dự báo được những gì xảy ra với chuỗi thức ăn khi nhiệt độ toàn cầu ngày một tăng, cách thức mà nóng lên toàn cầu gây ra các sự kiện tuyệt chủng, cách sinh vật phù du phục hồi sau những cái chết hàng loạt... để có dự báo cho tương lai.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science.

Theo Thu Anh/Người lao động