Cuộc chiến giành bạn tình của loài nai sừng tấm
|
Một con nai sừng tấm xuất hiện từ các bụi cây trong mùa thu trên vùng lãnh nguyên Alaska. (Ảnh: JOHN EASTCOTT và YVA MOMATIUK). |
Từ tháng 9 đến tháng 10, đối với các loài trong họ hươu nai đây là mùa giao phối. Trong ảnh là một con nai sừng tấm cô độc đầy sung mãn đang sẵn sàng chiến đấu với các con đực khác để tranh giành con cái. Đây là một loài động vật hoang dã sống ở phía bắc Hoa Kỳ, Canada, Alaska và Bắc Âu.
Sự gia tăng testosterone khiến lớp da mềm mại phủ trên gạc nai sừng tấm bị bong ra, biến thành vũ khí sắc bén trong trận chiến.
Nghiên cứu kéo dài gần 40 năm tại Công viên Quốc gia Denali của Alaska đã phát hiện ra rằng những con đực chiến thắng này thường là con lớn nhất và có thứ hạng cao nhất, chịu trách nhiệm cho 88% các cuộc giao phối với con cái. Con cái sinh ra nai con vào mùa xuân, thường bắt đầu vào cuối tháng 5.
Mùa thu – mùa “thay áo” của nhiều loài chim
|
Một con le hôi cổ đen có bộ lông mới thay bơi trên một hồ nước ở New Mexico. (Ảnh: TIM FITZHARRIS). |
Trong khi các loài chim bay về phía nam để trú đông, có một số loài bỏ dở hành trình và dừng chân trên đường đi vào mùa thu.
Sau khi rời khỏi tây bắc Thái Bình Dương và trung tây Hoa Kỳ, những con le hôi cổ đen đã tìm được số lượng lớn thức ăn và “lột xác” tại hồ Mono ở California và hồ Great Salt ở Utah. Các loài khác nghỉ ngơi giữa chừng còn có hải âu của Franklin dừng chân trên Đại Bình nguyên Bắc Mỹ, vịt Bắc Mỹ dừng chân trên Hồ Lớn, dẽ lưng nâu và các loài chim lội khác dừng chân ở nhiều bãi biển khác nhau.
Hàng năm, loài chim dẽ lưng nâu di chuyển từ Bắc Cực tới Nam bán cầu rồi quay về. Chúng sẽ bay một chặp khoảng 1.500 dặm và sau đó dừng lại để nghỉ ngơi, ăn uống, và rụng lông ở những nơi này một cách chung thủy vào cùng thời điểm mỗi năm.
Loài gấu kiên cường
|
Một con gấu xám ngọam chặt một con cá hồi mới bắt được ở Yukon của Canada. (Ảnh: PETER MATHER). |
Vào mùa thu, các loài gấu Bắc Mỹ bỗng nhiên bị chứng “thèm ăn” và bận rộn ăn và uống càng nhiều càng tốt để tăng cân cho giấc ngủ đông dài.
Trong khi mọi người sẽ phải chịu hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe khi béo phì và không hoạt động kéo dài, nhưng một nghiên cứu gần đây trên tạp chí Communications Biology cho thấy gene của loài gấu xám được điều chỉnh khác nhau trong mùa thu và mùa đông để đối phó với sự thay đổi trong sinh hoạt.
Thí dụ, trong thời gian ngủ đông, gene của gấu xám giảm độ nhạy cảm với insulin, do đó lượng đường trong máu của chúng vẫn ở mức bình thường và lượng đường ấy sử dụng cho não trong thời gian ngủ dài.
Điều này cũng cho phép các động vật có vú lớn chuyển hóa chất béo trong quá trình ngủ đông, chức năng mà khi ngủ con người không thể làm được, Joanna Kelley, đồng tác giả nghiên cứu, một nhà di truyền học tiến hóa tại Đại học bang Washington cho biết.
Loài bọ rùa háu ăn
Nhà côn trùng học tại Đại học Maryland Mike Raupp cho biết, có khoảng 5.000 loài bọ rùa và nhiều loài bọ cánh cứng như bọ cánh cứng châu Á nhiều màu đang xâm lấn ở Bắc Mỹ. Chúng sẽ vỗ béo bằng hàng nghìn con rệp và con mồi thân mềm mỗi dịp vào thu. Sau bữa tiệc này, những con côn trùng sẽ tụ tập thành một khối lớn, nơi chúng sẽ bước vào trạng thái không hoạt động để chờ đợi mùa đông dài.
Bọ rùa thích chui trong các kẽ hở của các mỏm đá, nhưng đôi khi chúng lại tụ tập thành khối bên chái nhà của con người, trông như một bề mặt được chạm khắc tuyệt đẹp, Raupp ví von.
Bọ rùa này thường không được chú ý bởi những kẻ săn mồi, nhưng nếu một con vật háu đói nào đó phát hiện ra khối bọ rùa này mà không chú ý đến màu sắc cảnh báo của chúng, thì lũ côn trùng có thể chuyển sang phản xạ tiết dịch. Mùi bọ xít nồng nặc sẽ khiến kẻ săn mồi thất vọng ngậm ngùi, ông Raupp nói.
Chim “ngủ đông”
Trong khi những con chim khác đang bận rộn bay về phía nam tránh rét trong mùa đông, thì loài cú muỗi phổ biến ở miền tây Bắc Mỹ và Mexico ở lại.
Những thành viên sống về đêm này thuộc họ cú muỗi, là loài chim duy nhất biết rơi vào một trạng thái tương tự như ngủ đông, khi đó thân nhiệt của chúng có thể hạ xuống.
|
Một con chim cú muỗi hòa mình vào môi trường xung quanh ở British Columbia, Canada. (Ảnh: JARED HOBBS). |
Cách loài chim này ngủ đông là làm tổ trên mặt đất, nơi chúng có thể ngụy trang lông màu nâu lốm đốm của mình khiến chúng gần như vô hình. Giống như động vật có vú, chim cú muỗi có trọng lượng cao nhất trước khi chúng ngủ đông, ông Mark Brigham, một nhà sinh vật học tại Đại học Regina ở Saskatchewan cho biết.
Trong nghiên cứu của mình ở Arizona, ông Brigham đã phát hiện ra những con chim cú muỗi ngủ đông thường hướng mặt về phía tây nam, vì vậy, mặt trời buổi chiều sẽ giúp sưởi ấm chúng để bổ sung cho quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Brigham là đồng tác giả của một nghiên cứu, được công bố năm nay trên tạp chí Oecologia, cho thấy chim cú muỗi ngủ trung bình khoảng năm ngày, nhưng một con chim đặc biệt buồn ngủ đã ngủ trong 45ngày.
Theo Nhân Dân