Trong bài công bố trên tạp chí khoa học The Hologen, nhóm tác giả dẫn đầu bởi các nhà nghiên cứu Agustín M. Agnolín và Federico L. Agnolín từ Viện Nhân chủng học và tư tưởng Quốc gia Mỹ Latin (Argentina) và Bảo tàng Khoa học tự nhiên Argeintina cho biết các công cụ đặc sắc nói trên có thế được tạo ra bởi tổ tiên của các con khỉ capuchin ngày nay.
Thế giới của các loài linh trưởng cổ đại - Ảnh: SCI-NEWS
Đó là một bộ sưu tập công cụ đá cổ đại được làm từ đá cuội và thạch anh, xuất hiện tại hơn 800 di chỉ khảo cổ ở phía Đông Bắc Brazil. Công cụ lâu đời nhất được xác định niên đại lên tới 50.000 tuổi.
Theo Science Alert, một cách tự nhiên, họ phân loại chúng là các công cụ đồ đá do con người tạo nên.
Tuy nhiên vào năm 2016, họ phát hiện một số chi tiết bất ngờ khi xem lại các nghiên cứu quan sát quần thể khỉ capuchin ở Brazil ngày nay: Chúng vẫn thường dùng những viên đá nhỏ làm búa và những viên đá lớn, phẳng làm đe để đập vỡ các loại hạt cứng.
Các công cụ này được "sản xuất" một cách cẩn thận và có chủ ý, với những vết vỡ giống như cách người tiền sử đã tạo nên công cụ đá.
Sốc hơn, chúng... y hệt những gì mà họ cho là công cụ của thời đồ đá 50.000 năm trước đã được khai quật.
Do vậy, các nhà nghiên cứu buộc phải thừa nhận một sự thật khó tin là các công cụ đá họ tìm thấy ở phía Đông Bắc Brazil, bao gồm Pedra Fudara và một số địa điểm lân cận, là sản phẩm của những con khỉ capuchin 50.000 năm trước.
Khỉ capuchin, còn được gọi là khỉ mũ, hiện phân bổ ở các khu rừng nhiệt đới ở Trung Mỹ và Nam Mỹ, có tuổi thọ khoảng 15-25 năm, với cái tên bắt nguồn từ bộ lông giống như một tu sĩ mặc áo choàng có mũ trùm.
Theo Thu Anh/NLĐ