Ngỡ ngàng cá thái dương “ma mút” mắc lưới, cân 1 tấn suýt vỡ

Google News

Mới đây, các ngư dân cũng như nhiều nhà nghiên cứu sinh vật biển đã không khỏi ngỡ ngàng về độ "khủng" của một con cá thái dương mắc lưới ở ngoài khơi bờ biển Ceuta, một thành phố cảng tự trị của Tây Ban Nha ở Bắc Phi. 

Ngo ngang ca thai duong “ma mut” mac luoi, can 1 tan suyt vo

Cá thái dương mắc lưới được các chuyên gia giải cứu tại Ceuta. Ảnh: CNN.

Theo đó, con cá thái dương này nặng tới 1.815 kg, dài 3,2 mét. Chia sẻ với CNN, ông Enrique Ostale, Trưởng phòng thí nghiệm Sinh vật biển thuộc Đại học Seville (Ceuta) cho biết, chiếc cân 1 tấn của đoàn suýt vỡ và không thể sử dụng để cân con cá khổng lồ này. 

"Các ngư dân đã liên hệ với chúng tôi thực hiện công tác giải cứu. Suốt 4 năm làm việc tại Ceuta, các ngư dân thường xuyên trao đổi với chúng tôi về nhiều loài cá khác lạ, nhưng đây là lần đầu tiên xuất hiện một con cá thái dương có kích thước khổng lồ đến vậy", ông Enrique Ostale nói. 

Cụ thể, sau khi tiến hành trình tự giải cứu và lấy mẫu, ông Enrique Ostale nêu rõ, dựa trên những đường rãnh đánh dấu hai bên thân cá và xương đòn gồ ghề, loài vật này có tên là Mola alexandrini, còn được gọi là cá thái dương đầu gồ.

Được biết, cá thái dương trưởng thành được xếp hạng là loài cá có xương lớn nhất hành tinh. Thức ăn của cá thái dương chủ yếu là sứa, phiêu sinh vật và tảo. Loài cá này thường được tìm thấy ở vùng nước nhiệt đới và thường bị nhầm lẫn với cá mập vì có vây. Tại số quốc gia châu Á như Hàn Quốc hay Thái Lan, cá thái dương được xếp vào hàng các sinh vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. 

Theo Linh Đan/CAND