Nhân bản lợn Ỉ Việt Nam: Ăn thịt an toàn hay không?

Google News

Lần đầu tiên các nhà khoa học Việt Nam đã nhân bản thành công 4 chú lợn Ỉ. Tuy nhiên, vấn đề an toàn thực phẩm đang được rất nhiều người đặt ra.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, các nhà khoa học của Viện Chăn nuôi đã làm chủ công nghệ nhân bản lợn Ỉ. 4 chú lợn con đã chào đời khỏe mạnh từ công nghệ này. Tuy nhiên, nhiều người đặt câu hỏi ăn thịt lợn nhân bản có an toàn?
Thịt lợn nhân bản không khác thịt lợn thường
TS. Nguyễn Khánh Vân, Phó Giám đốc phụ trách Phòng Thí nghiệm Trọng điểm Công nghệ tế bào động vật (Viện Chăn nuôi) cho biết, quá trình tạo phôi được thực hiện tại Phòng Thí nghiệm trọng điểm. Bước tiếp theo các nhà khoa học đem phôi cấy vào lợn nhận được chăm sóc ở Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương để sinh sản. Ngày 10/3/2021, 4 chú lợn con đã chào đời khỏe mạnh tại Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương từ công nghệ này.
Nhan ban lon I Viet Nam: An thit an toan hay khong?
 4 con lợn Ỉ được nhân bản vô tính thành công tại Trung tâm Nghiên cứu lợn Thụy Phương.
Hiện nay, cả lợn con và lợn mẹ đang được nuôi tại Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương. Hiện việc chăm sóc và chế độ ăn uống của lợn Ỉ nhân bản diễn ra hoàn toàn bình thường như các giống lợn con lợn khác. Giai đoạn đầu, lợn Ỉ con bú mẹ, sau khoảng 20 ngày tập cai sữa và ăn.
Liên quan đến các câu hỏi như sinh sản của lợn nhân bản thế nào, chất lượng và độ an toàn của thịt lợn nhân bản ra sao…? TS. Nguyễn Khánh Vân cho rằng, về nguyên lý, lợn nhân bản vẫn giữ nguyên hệ gen và di truyền như lợn cho tế bào bình thường. Như ở Nhật Bản, con bò nhân bản từ lâu nhưng hiện nay vẫn được khai thác tinh để phối giống cho những con bò khác. Tuy nhiên, do đây là động vật nhân bản đầu tiên nên chúng ta chưa thể theo dõi quá trình sinh trưởng, năng suất, khả năng sinh sản có giống con cho hay không.
Về sự an toàn và chất lượng của thịt lợn Ỉ nhân bản, TS. Nguyễn Khánh Vân khẳng định, thịt lợn nhân bản hoàn toàn không khác gì thịt lợn bình thường. Vì an toàn và đảm bảo chất lượng nên công nghệ nhân bản động vật được dùng để bảo tồn các giống đặc hữu.
“Thịt lợn nhân bản về nguyên lý vẫn mang đặc trưng của giống lợn Ỉ, khả năng sinh trưởng bình thường. Tuy nhiên, đến giai đoạn khai thác thịt và sinh sản chúng tôi sẽ tiến hành các nghiên cứu sâu hơn để đánh giá, so sánh với con lợn cho nhằm đảm bảo sự khách quan nhất”, TS Khánh Vân cho hay.
Việt Nam làm chủ được công nghệ khó, phức tạp
Theo các nhà khoa học, việc nhân bản thành công lợn Ỉ của các nhà khoa học Viện Chăn nuôi là bước tiến vượt bậc về khoa học, công nghệ của Việt Nam trong lĩnh vực nhân bản động vật; khẳng định và nâng cao vai trò, vị thế nền khoa học, công nghệ Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
Nhan ban lon I Viet Nam: An thit an toan hay khong?-Hinh-2
 Theo TS. Nguyễn Khánh Vân thịt lợn nhân bản hoàn toàn không khác gì thịt lợn bình thường.
Hiện nay có hai công nghệ nhân bản động vật được ứng dụng là nhân bản động vật bằng chia tách phôi, cấy chuyển nhân từ các tế bào phôi, bào thai…; và nhân bản động vật có vú bằng kỹ thuật cấy chuyển nhân tế bào soma.
Công nghệ chuyển nhân tế bào soma không phải là mới nhưng đây là công nghệ khó đòi hỏi nhiều thao tác kỹ thuật cao. Việc các nhà khoa học của Viện Chăn nuôi nhân bản lợn Ỉ thành công đã chứng tỏ năng năng lực của các nhà khoa học của Việt Nam trong lĩnh vực nhân bản động vật.
Thành tựu nổi bật này sẽ mở ra hướng nghiên cứu mới về ứng dụng công nghệ nhân bản động vật trong chọn giống; kết hợp công nghệ nhân bản động vật với công nghệ chỉnh sửa gen, tạo giống vật nuôi có năng suất cao, có khả năng kháng bệnh, thích ứng với biến đổi khí hậu; đồng thời, tạo vật nuôi nhân bản phục vụ cấy ghép nội tạng trong tương lai.
Lợn Ỉn nhân bản là sản phẩm của "Nghiên cứu tạo lợn Ỉ bằng kỹ thuật chuyển nhân tế bào soma". Đề tài thuộc "Chương trình trọng điểm nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020".

Mởi độc giả xem video:Giáo viên Việt Nam đầu tiên lọt top 10 giáo viên toàn cầu, Cô giáo Hà Ánh Phượng. Nguồn: VTV24.




Lan Hoa