Thiên thạch Tunguska.
Vụ tàn phá lớn của thiên thạch trên Trái đất mới nhất được ghi nhận xảy ra suýt soát 100 năm trước, năm 1908, khi thiên thạch đâm vào Trái đất xuống vùng Tunguska (Nga). Vụ nổ đã tàn phá khoảng 80 triệu cây số trên diện tích 2.150 km2, thiêu rụi toàn bộ nhà cửa, gia súc trong bán kính 4m.
Thiên thạch Barringer
Một hố sâu khoảng 170 mét và đường kính khoảng 1.6 km, gọi là Hố thiên thạch Barringer được cho là tạo ra từ 50.000 năm trước. Thiên thạch này có đường kính ước tính gần 50m, bay với vận tốc khoảng 46.000 km/giờ đâm sầm xuống vùng sa mạc Arizona, nước Mỹ, gây ra sức công phá ước tính có sức công phá tương đương 150 lần quả bom nguyên tử của Mỹ ném xuống Hiroshima. Ngoài tạo ra Hố Barringer, thiên thạch hủy diệt mọi sinh vật trên diện tích rộng vài trăm cây số vuông.
Vụ tuyệt diệt loài khủng long
Vụ nổ lớn nhất trên trái đất từng được biết đến và để lại đầy đủ bằng chứng địa sinh học được gọi là Sự kiện tuyệt chủng ở Kỉ Phấn Trắng. Sự kiện xảy ra khoảng 65 triệu năm trước đây, làm tuyệt chủng rất nhiều giống loài và đặc biệt là sự tuyệt chủng của các loài khủng long. Sức công phá của vụ nổ ước tính tương đương với 96 nghìn tỉ tấn TNT (96 Teratons), hay khoảng 1,7 triệu quả bom Sa hoàng, tức quả bom khinh khí do Liên xô (cũ) thử ngày 30/10/1961 với sức nổ tương đương 57 triệu tấn TNT.
Thiên thạch rơi ở vùng Chelyabinsk
Ngày 15/2/2013, một khối thiên thạch từ vũ trụ lao xuống vùng Chelyabinsk thuộc miền trung nước Nga vào khoảng 9h sáng. Nó bốc cháy trong khí quyển, gây nên tiếng nổ lớn kèm theo ánh sáng chói lòa trên bầu trời. Vụ nổ khiến ít nhất 1.200 người bị thương và gây thiệt hại vật chất hàng chục triệu USD. Xung chấn từ vụ nổ khiến hàng vạn cửa sổ trong vùng vỡ tan. Phần lớn nạn nhân bị thương nhẹ do các mảnh kính vỡ văng vào cơ thể. Không những thế, nguồn năng lượng có trong thiên thạch khi phát nổ ước tính tương đương với vụ nổ của khoảng 500.000 tấn thuốc nổ TNT, và mạnh hơn gấp 30 lần so với sức mạnh của quả bom từng rơi xuống Hiroshima, Nhật Bản, năm 1945.
Thiên thạch 2008 TC3
Ngày 7/10/2008, thiên thạch 2008 TC3 (có mã số 8TA9D69) có đường kính từ 2m đến 5m đã lao vào khí quyển và bốc cháy trước khi va chạm vào bề mặt Trái đất. Thiên thạch được xác nhận đã đi vào khí quyển trên vùng miền bắc Sudan với tốc độ 13km mỗi giây. Khi lao vào bầu khí quyển, TC3 phát nổ ở độ cao 10km với năng lượng tương đương khoảng 1.000 tấn thuốc nổ TNT tạo nên một quả cầu lửa lớn có thể quan sát từ khoảng cách 1.000km. Khi đó, các nhà khoa học cho rằng, sẽ không còn một mảnh đá nào còn sót lại để tiến hành nghiên cứu. Thiên thạch này rất được chú ý bởi đây là thiên thể đầu tiên được con người quan sát và theo dõi trước khi tiếp cận đến trái đất.
Huỳnh Dũng