10. Martialis huereka, 120 triệu năm tuổi
Martialis.
Martialis là loài kiến lâu đời nhất được phát hiện trong rừng nhiệt đới Amazon. Cái tên "Martialis huereka" có nghĩa là ‘kiến sao Hỏa, vì loài này có hành vi khác với các loài kiến khác được ghi nhận trên trái đất. Người ta ước tính rằng loại kiến đặc biệt này đã xuất hiện trên Trái đất cách đây 120 triệu năm.Martialis Huereka có màu nhạt, dài 3 mm và không có mắt. Chúng sinh sống trong lòng đất. Việc phát hiện ra Martialis Huereka giúp nhà sinh vật học hiểu thêm về các loài kiến khác.
9. Cá nhám mang xếp, 150 triệu năm tuổi
Cá nhám mang xếp.
Loài Cá nhám mang xếp được phát hiện ở Tokyo, Nhật Bản vào năm 2007. Chúng được coi là một hóa thạch sống, xuất hiện trên Trái đất 150 triệu năm trước. Cá nhám mang xếp dài 1,5 m, có 300 cái răng hình đinh ba được chia thành 25 hàng. Cái miệng kỳ lạ của chúng trông lớn hơn nhiều so với các loài cá mập khác.Gan giàu hydrocarbon và cơ thể nhờn giúp Cá nhám mang xếp phát triển mạnh ở dưới vùng nước sâu trong đại dương. Chúng cũng hay tấn công bất ngờ vào con mồi. Ngày nay số lượng Cá nhám mang xếp còn rất ít. Ô nhiễm quá mức và thay đổi nhiệt độ đại dương là những lí do chính khiến chúng suy giảm số lượng.
8. Tôm móng ngựa, 200 triệu năm tuổi
Tôm móng ngựa.
Tôm móng ngựa tiến hóa trên Trái đất cùng lúc với Khủng long, khoảng 200 triệu năm trước. Tôm móng ngựa có kích thước cực nhỏ, dài từ 2 đến 4 mm. Tuy vậy chúng có khả năng chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt và biến đổi địa chất.Cho dù các hồ nơi tôm móng ngựa sinh sống có bị cạn nước hoàn toàn, trứng của chúng có thể tồn tại qua nhiều năm. Các nhà khoa học đã phát hiện ra loài sinh vật biển phi thường này vào năm 1955. Họ cũng nghiên cứu được sự phát triển của tôm móng ngựa bằng cách làm ướt những quả trứng vài năm tuổi.
7. Cá tầm, 200 triệu năm tuổi
Cá tầm.
Cá tầm là thành viên lớn tuổi nhất trong họ cá xương. Chúng đã tiến hóa 200 triệu năm trước. Cá tầm sống ở Âu Á và Bắc Mỹ, đồng thời là loài cá nước ngọt lớn nhất của Bắc Mỹ. Trong mùa đông, chúng di cư đến những nơi xa xôi.Cá tầm có chiều dài lên tới 1,5 m và nặng từ 600 kg đến 200 kg. Đáng buồn là cá tầm nằm trong danh sách các loài cực kỳ nguy cấp. Chúng đẻ một lượng lớn trứng mỗi lứa nhưng con người thu hoạch trứng cá tầm rất nhanh và đây là mối đe dọa chính.
6. Coelacanath, 360 triệu năm tuổi
Coelacanath.
Coelacanath là một trong những loài cá cực kỳ nguy cấp đã tiến hóa khoảng 360 triệu năm trước. Có hai loại Coelacanath, chủ yếu sống ở bờ biển châu Phi và Indonesia. Chúng có chiều dài 2m và nặng tới 90 kg. Coelacanath sống ở độ sâu 700m và có tuổi thọ 60 năm. Chúng di chuyển giống như ngựa chạy nước kiệu. Vây thùy có dạng như chân, giúm chúng thực hiện một động tác độc đáo như vậy. Cơ quan cảm giác điện giúp Coelacanath dễ dàng phát hiện ra con mồi. Chúng cũng có khả năng há miệng rộng hơn bình thường để bắt những con mồi lớn.
5. Cua móng ngựa, 445 triệu năm tuổi
Cua móng ngựa.
Cua móng ngựa xuất hiện từ hơn 445 triệu năm trước. Chúng sống ở vùng biển nông trên khắp thế giới. Cua móng ngựa có bộ xương cứng, đuôi dài và gai. Chúng có tổng cộng chín mắt rải rác trên khắp cơ thể. Trong số đó hai mắt lớn được dùng nhiều hơn và những con khác có nhiệm vụ cảm thụ ánh sáng để kiểm soát các chuyển động. Chúng cũng có thể cảm nhận được tia cực tím.
4. Ốc anh vũ, 500 triệu năm tuổi
Ốc anh vũ.
Ốc anh vũ là một động vật biển thân mềm có nguồn gốc từ 500 triệu năm trước, rất lâu trước khi Khủng long thống trị Trái đất. Người ta ước tính rằng Ốc anh vũ là thành viên duy nhất còn sống sót trong nhóm động vật có vỏ. Ốc anh vũ được tìm thấy ở vùng nước nhiệt đới ở Andaman, Fiji và Great Barrier Reef. Ốc anh vũ cũng được coi là hóa thạch sống, chỉ được tìm thấy ở độ sâu hơn 670mCơ thể Ốc anh vũ có nhiều vỏ. Những chiếc vỏ này làm cho chúng trông giống như bạch tuộc. Miệng của Ốc anh vũ được bao quanh bởi 100 xúc tu và có một chiếc mũ trùm cơ bắp trên vỏ. Nó sẽ giúp nautilus chiến đấu chống lại kẻ săn mồi.
3. Sứa, 550 triệu năm tuổi
Sứa.
Loài sứa xuất hiện ở mọi đại dương. Chúng là động vật đa cơ quan lâu đời nhất trên thế giới, từ cách đây 550 triệu năm. Sứa không có não và hệ thần kinh.Sứa có rất nhiều các hình dạng và màu sắc khác nhau. 90 phần trăm cơ thể của chúng là nước Sứa hộp là loài có nọc độc nguy hiểm nhất trên Trái đất. Các xúc tu của chúng có hơn 5000 tế bào gai.
2. Bọt biển, 580 triệu năm tuổi
Bọt biển.
Bọt biển là một loại sinh vật biển đặc biệt trông giống như một cái cây. Chúng xuất hiện trên các đại dương từ 580 triệu năm trước. Có 5000 loài bọt biển khác nhau trên thế giới, sống ở các vùng nước nông sâu đa dạng.Bọt biển không có bất kỳ cơ quan nội tạng nào, cũng không có tay chân hoặc đầu. Chúng có khả nẳng khôi phục phần cơ thể bị mất và miếng bọt biển mới sẽ phát triển từ phần cũ. Cơ thể của bọt biển chứa nhiều rãnh, là nơi trú ẩn cho nhiều loài động vật thủy sinh nhỏ.
1. Vi khuẩn lam, 2,8 tỷ năm tuổi
Vi khuẩn lam.
Vi khuẩn lam là sinh vật lâu đời nhất được biết đến trên thế giới. Chúng có nguồn gốc từ 2,8 tỷ năm trước và là vi khuẩn đầu tiên tạo ra oxy thông qua quá trình quang hợp. Do đó, chúng góp phần chuyển đổi bầu khí quyển Trái đất thành khí quyển mang tính oxy hóa. Vi khuẩn lam còn được gọi là vi khuẩn đầu mối xanh. Các vi khuẩn lam đơn bào sinh sản thông qua vi lọc.
Theo Quốc Bảo/Doanh nghiệp Việt Nam