Cá mập ma - hiếm có và ghê rợn
Khi sinh linh này mới chào đời ở bờ biển Đảo Nam, New Zealand, nó được tìm thấy bưởi những nhà khoa học và trở nên "nổi tiếng" trong cộng đồng bởi vẻ ngoài kỳ quái. Loài cá này có tên gọi chính thức là cá Chimaeras hay còn có những tên gọi ví von như cá mập ma, cá ma hay cá chuột. Chúng "hay lảng tránh", ẩn dật và hiếm có nên hầu như khó có thể bắt gặp và bởi vậy có rất ít thông tin về chúng.
Những "cư dân" đại dương này cư trú tại độ sâu khoảng 400 đến 6600 feet (122 - 2.011 mét) với nhiệt độ nước biển gần như là đóng băng. Tên gọi ghê rợn của loài cá này bắt nguồn từ ngoại hình có một không hai của chúng với đôi mắt sâu hoắm với ánh nhìn chết chóc cùng chiếc vây cá to lớn được ví như đôi cánh.
Rắn dương vật và vẻ ngoài gây choáng
Một sự thật gây ngỡ ngàng là sinh vật với hình thù như một bộ phận sinh dục này không phải rắn cũng không phải là dương vật. Nó thực chất là một chi động vật lưỡng cư trong họ Typhlonectidae, thuộc bộ Gymnophiona. Rắn dương vật là loài động vật lưỡng cư không chi sống nơi đất ẩm ở các khu vực nhiệt đới. Bởi vẻ ngoài gợi nhớ đến phần nhạy cảm của đàn ông, chúng được ví von là dương vật khổng lồ hoặc con rắn thòng lòng.
Các nhà khoa học biết rất ít về loài sinh vật này. Từ những nghiên cứu vào cuối giai đoạn những năm 1800 cho đến thời gian tái nghiên cứu năm 2011, chỉ có duy nhất hai con còn được bảo tồn. Loài này sống dưới nước, ăn những con cá nhỏ và giun. Chúng không có phổi mà hô hấp qua da. Rắn dương vật có thị lực kém song có khứu giác tốt tạo điều kiện để có thể sinh tồn.
Tiên hồng có mai - Kỳ lạ loài thú có mai
Có lẽ đây là loài động vật với vẻ ngoài kỳ lạ, độc đáo nhưng không hề gớm ghiếc. Tiên hồng có mai có hình dạng như một con sâu bướm có lông xù xì với phần thân trên giống con tôm hùm. Nó là loài vật bé nhất thuộc họ Thú có mai với chiều dài khoảng 13 cm.
Nó bé nhỏ và có thể vừa khít trong lòng bàn tay. Sống ở những vùng sa mạc khô cằn và vùng bụi rậm ở phía Nam nước Mỹ. Tiên hồng có mai còn có tên gọi khác là "kình ngư cát" nhờ khả năng có thể dễ dàng vượt qua những vùng cát dưới mặt đất.
Màu hồng độc đáo trên mai của chúng đến từ máu được truyền vào phần mai để điều nhiệt, làm cho chúng có thể duy trì được nhiệt độ ổn định trong khí hậu nóng, khô cằn.
Chuột chũi mũi sao - "nhà địa chất" của thế giới động vật
Được ví von như nhà địa chất của thế giới động vật, chuột chũi mũi sao có thể dò tìm sóng địa chấn với 25.000 thụ thể tế bào cảm giác tạo thành phần thịt "xúc tu" xung quanh mũi của nó. Là loài chuột chũi duy nhất sống trong đầm lầy, loài vật này còn có thể dò ra sóng điện từ những con mồi dưới nước. Chúng còn có thể ngửi dưới nước bằng cách thổi bong bóng và hút ngược lại lên mũi.
Chuột chũi mũi sao còn là loài vật đứng đầu cho danh hiệu loài thú ăn nhanh nhất thế giới với ít hơn một phần tư giây để chén hết bữa ăn.
Chuột dũi trụi lông - Loài chuột không có biểu hiện của sự lão hóa
Chuột dũi trụi lông là một loại chuột châu Phi không có lông và đặc biệt rằng chúng không có biểu hiện của sự lão hóa. Chúng sống lâu gấp 9 lần các loài chuột có kích thước tương đương và hiếm khi mặc bệnh nặng.
Theo Bảo Tâm/Dân Việt