Tiến sĩ Simon Jeffrey cho hay, cô và nhóm nghiên cứu đã sử dụng kính viễn vọng Anh-Úc 3,9m tại Đài thiên văn Siding Spring ở New South Wales, nghiên cứu tập trung vào một ngôi sao có tên LS IV-14 116, nằm ở khoảng cách đáng kinh ngạc 2000 năm ánh sáng.
Bằng cách sử dụng kính quang phổ gắn vào kính viễn vọng, nhóm nghiên cứu đã có thể phân chia ánh sáng ngôi sao này thành các bộ phận cấu thành của nó.
|
Nguồn ảnh: Scientific American
|
Kết quả cho thấy, bề mặt sao LS IV-14 116 phủ một chất dạng zirconium, nhưng duy nhất chất này lại có thể tồn tại ở nhiệt độ vượt quá 20.000 độ. Đây là lần đầu tiên, một chất zirconium chịu nóng loại này lại được tìm thấy trong quang phổ sao với mức nhiệt cao đến như vậy.
Thành viên nhóm, Giáo sư Alan Hibbert đã xây dựng một mô hình máy tính cho phép họ suy luận rằng, zirconium tồn tại trên LS IV-14 có nồng độ gấp khoảng mười nghìn lần so với nồng độ được tìm thấy trong Mặt trời.
Kết quả bất ngờ này đã khiến nhóm nghiên cứu kết luận rằng, sự phong phú của zirconium là do sự hình thành các tầng mây trong bầu khí quyển của ngôi sao.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực
Huỳnh Dũng (theo Phys)