Pha thoát thân thần kỳ của kỳ đà hoa khỏi răng nanh cá sấu

Google News

Khi là kẻ mạnh, bạn sẽ có quyền quyết định sự sống hoặc cái chết của kẻ yếu.

Cá sấu là loài động vật cao cấp nhất trong tất cả các loài bò sát, xuất hiện trên Trái đất từ thời tiền sử.

Mặc dù có vẻ bên ngoài lù đù, chậm chạp, nhưng cá sấu là sinh vật săn mồi đáng sợ trong tự nhiên, bất kể ở trong môi trường nước hay trên cạn.

Để làm được điều đó, cá sấu được tạo hóa ưu ái ban cho rất nhiều ưu điểm, phù hợp cho việc đi săn như bàn chân ngắn, to, khỏe; chiếc đuôi đầy sức mạnh, dẹt, có hình chiếc chèo ở đằng sau. Tai và mũi cá sấu rất thính giúp cho việc giao tiếp cũng như phát hiện con mồi từ rất xa. Đôi mắt có thể nhìn rõ cả ban ngày lẫn ban đêm biến nó trở thành kẻ đi săn toàn diện.

Pha thoat than than ky cua ky da hoa khoi rang nanh ca sau

Pha thoát thân thần kỳ của kỳ đà hoa khỏi răng nanh cá sấu.

Đặc biệt, vũ khí đặc trưng của cá sấu nằm ở bộ quai hàm cực khỏe cùng với 24 chiếc răng sắc, nhọn giúp chúng có thể dễ dàng xẻ thịt bất cứ loài động vật nào, cho dù chúng có to, lớn đến thế nào đi chăng nữa.

Các chuyên gia về động vật từng khuyến cáo, con người có thể chống lại được cá mập, nhưng khi đối diện với cá sấu, tỷ lệ sống sót gần như là bằng không. So với cá mập, cá sấu được đánh giá nguy hiểm hơn khoảng 168 lần.
Cá sấu sông Hằng có tên khoa học Gavialis gangeticus, là một loài thuộc họ cá sấu Ấn Độ. Đây là một trong 3 loài cá sấu bản địa lục địa Ấn Độ cùng với cá sấu đầm lầy và cá sấu cửa sông. Nó là một trong những loài cá sấu còn sống dài nhất. Con trưởng thành trung bình dài từ 3,5 - 4,5 m. Con lớn nhất dài 6,25 m. Con mới nở dài 37 cm. Con non đạt 1 m sau khi nở 18 tháng. Khối lượng trung bình nặng 159 - 181 kg.
Cá sấu Ấn Độ đã từng rất phát triển mạnh mẽ ở trong tất cả các hệ thống của sông chính từ các tiểu lục địa Ấn Độ, trải dài qua các con sông nằm ở phía bắc của nó dọc từ sông Ấn ở của nước Pakistan đi qua vùng ngập sông Hằng rồi đến sông Irrawaddy Myanma.
 

Mới đây, một đoạn clip quay lại hình ảnh cá sấu săn kỳ đà hoa tại Khu bảo tồn động vật hoang dã Sajnekhali, Tây Bengal, Ấn Độ đã nhận được nhiều sự chú ý trên mạng xã hội.

Nơi đây được xem như là thiên đường của các loài bò sát, bởi vị trí địa lý nằm ở hợp lưu của sông Matla và Gumdi, với chủ yếu là rừng ngập mặn và đầm lầy.

Kỳ đà hoa (kỳ đà nước) có cơ thể được che phủ bởi lớp vảy màu xám nâu. Trên cơ thể có nhiều đốm nhỏ li ti xếp thành các sọc chạy ngang qua cơ thể. Lỗ mũi gần với chóp mũi hơn mắt. Tuy có thể bơi lội nhưng kỳ đà chỉ săn mồi dọc theo bờ bụi sông suối.

Chính vì hay lọ mọ nên con kỳ đà đã gặp phải một đối thủ quá tầm trong đoạn clip. Tuy nhiên, sau những nỗ lực không biết mệt mỏi, con kỳ đà hoa đã sống sót một cách thần kỳ. Theo các chuyên gia giải thích, có lẽ con cá sấu không tấn công vì chiếc bụng đói mà đơn thuần chỉ là hành động theo bản năng, bảo vệ lãnh thổ. Con kỳ đà còn sống là bởi con cá sấu cho phép điều đó xảy ra.

Theo Anh Quý/Đầu tư Chứng khoán