Sở dĩ hành tinh này được gọi "siêu sao Mộc", bởi nằm cách 620 năm ánh sáng trong chòm sao Cygnus, KELT-9b có đường kính gấp đôi sao Mộc trong Hệ Mặt trời và có khối lượng gấp ba lần.
KELT-9b là một hành tinh khí nóng, quay xung quanh ngôi sao mẹ của chúng, với nhiệt độ lớn hơn 7.800 độ F (4.300 độ C), khiến nó trở nên quá nóng để có thể ở được.
|
Nguồn ảnh: phys. |
Không chỉ có nhiệt độ cực cao mà các chuyên gia còn phát hiện ra titan trong bầu khí quyển của hành tinh KELT-9b. Ở nhiệt độ cao như vậy, các đám mây không ngưng tụ, có nghĩa là các nguyên tử riêng lẻ của các kim loại khác nhau tự do di chuyển trong khí quyển.
Bằng cách nghiên cứu quang phổ ánh sáng của các vật thể trong không gian, các nhà khoa học có thể phát hiện các yếu tố cụ thể, vì mỗi nguyên tố có "dấu vân tay" riêng, có thể phát hiện được ở độ phân giải cao.
Kevin Heng thuộc Đại học Bern ở Thụy Sĩ lưu ý rằng, titan phân tử và hai nguyên tử oxy từng được tìm thấy trong bầu khí quyển của một ngoại hành tinh khác tên là Kepler-13A, từng được phát hiện qua Kính viễn vọng Không gian Hubble ( HST ).
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực
Huỳnh Dũng (theo Phys)