Vành đĩa hành tinh HD 163296 chứa đầy khí và bụi bao quanh các ngôi sao trẻ. Hầu hết khối lượng của chúng là khí, trong đó carbon monoxide (CO) là thành phần nhiều nhất.
Năm ngoái, hai nhóm các nhà thiên văn học đã trình diễn một kỹ thuật săn tìm hành tinh mới bằng cách nhận diện hệ thống khí này.
|
Nguồn ảnh: Space. |
Sử dụng Đài Quan sát Atacama Large Millimét / Subillim Array (ALMA), họ đã đo vận tốc CO quay trong vành đĩa của HD 163296. Các nhiễu loạn cục bộ trong chuyển động của khí cho thấy ba kiểu chảy của thác khí trong vành đĩa.
Trong nghiên cứu mới, Tiến sĩ Richard Teague của Đại học Michigan đã sử dụng dữ liệu ALMA để nghiên cứu chi tiết hơn về tốc độ của dòng thác khí này.
Tiến sĩ Teague cho biết, lần đầu tiên chúng tôi đã đo chuyển động của thác khí quay quanh ngôi sao, hướng tới hoặc ra xa ngôi sao và hướng lên hoặc xuống trong vành đĩa.
Các nhà thiên văn đã nhìn thấy thác khí di chuyển từ các lớp trên xuống giữa vành đĩa ở ba vị trí khác nhau. Nhưng các nhà thiên văn học không thể nói chắc chắn 100% rằng, dòng thác khí này là do các hành tinh gây ra. Ví dụ, từ trường của ngôi sao lân cận cũng có thể gây nhiễu loạn trong dòng thác khí.
Kết quả này được công bố trên tạp chí Nature.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực.
Huỳnh Dũng (theo Space)