RX1804 lần đầu tiên được vệ tinh ROSAT xác định vào năm 1990, là nguồn tia X chưa được phân loại. Các quan sát sâu hơn về nguồn này đã phân loại nó kèm với một ngôi sao neutron nhỏ gọn có độ sáng mờ nhạt liên tục.
Tại nguồn này, các chuyên gia đã phát hiện một đường phát xạ helium (He II) trong quang phổ của RX1804, có thể liên quan đến bản chất sao lùn trắng helium trong hệ thống.
|
Nguồn ảnh: Space. |
Một nhóm các nhà thiên văn học do Alessio Marino thuộc Đại học Palermo, Ý đã thực hiện một nghiên cứu tia X toàn diện về RX1804, bằng cách phân tích dữ liệu từ Đài quan sát Kính viễn vọng Hạt nhân Neil Gehreb.
Ở trạng thái bình thường, sự phát sinh đuôi phát xạ tia X đạt cường độ trên 30 keV, nó có thể là thành quả của một định luật tích điện vũ trụ.
Hơn nữa, ở trạng thái đỉnh điểm, nguồn tia X này chứa các hạt tích điện kép, phát sinh từ sự tương tác của quang phổ bởi hai nguồn photon khác nhau, với cùng một dòng plasma điện từ nóng. Điều này chỉ ra rằng, RX1804 thuộc nhóm vật thể có "hai photon" liên kết cùng các sao neutron.
Các nhà nghiên cứu cũng ước tính rằng, RX1804 có khả năng nằm cách hành tinh của chúng ta khoảng 32.600 năm ánh sáng.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực.
Huỳnh Dũng (theo Phys)