Sử dụng số liệu thu thập được của Đài thiên văn Nam Âu (ESO), các nhà khoa học phát hiện một "siêu Trái đất" mới ký hiệu là K2-18b quay quanh một ngôi sao có ký hiệu là K2-18.
Tác giả chính Ryan Cloutier, một nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Trung tâm Khoa học Hành tinh UT Scarborough cho biết, "siêu Trái đất" K2-18b quay quanh ngôi sao K2-18, một ngôi sao lùn đỏ cách chòm sao Leo khoảng 111 năm ánh sáng.
|
Nguồn ảnh: phys. |
Trước đó, các nhà khoa học dùng công cụ HARPS để tìm hiểu cấu trúc bên dưới bề mặt của "siêu Trái đất" K2-18b là gì, bầu khí quyển ra sao và có thể có sự sống như Trái đất được hay không?
Xem thêm video:Ngôi sao lớn nhất vũ trụ - Nguồn video: Khoa học vũ trụ và khám phá.
Sau khi sử dụng phương pháp tiếp cận để tính ra phép đo khối lượng, Cloutier và đội của ông có thể xác định hành tinh này là một hành tinh chủ yếu là đá, với một bầu khí quyển nhỏ giống như Trái đất, nhưng kích cỡ lớn hơn với một ít lớp băng dày trên bề mặt.
Ngoài ra, còn có một người hàng xóm chung với K2-18b là K2-18c đang quay quanh với sao chủ K2-18. Nó tồn tại gần với sao chủ hơn nhưng có nhiệt độ bề mặt cực kỳ nóng.
Huỳnh Dũng (thep Phys)