Phát hiện xác ướp Ai Cập lâu đời nhất phủ vàng

Google News

Xác ướp 4.300 năm tuổi, được cho là của người đàn ông giàu có tên là Djed Sepsh. Đây là xác ướp lâu đời nhất được bao phủ bằng vàng ở Ai Cập.

Các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra xác ướp Ai Cập lâu đời nhất. Theo nhà khảo cổ học Zahi Hawass - cựu Bộ trưởng Cổ vật Ai Cập, xác ướp có niên đại 4.300 năm tuổi là người đàn ông giàu có tên là Djed Sepsh.
"Đây là xác ướp lâu đời nhất, hoàn chỉnh và được phủ vàng từng được tìm thấy ở Ai Cập", nhà khảo cổ học Zahi Hawass nói. Ông cũng cho rằng đây là khám phá tuyệt vời nhất.
Phat hien xac uop Ai Cap lau doi nhat phu vang
 Nhà khảo cổ học Zahi Hawass và 10 trợ lý tìm thấy xác ướp 4.300 năm tuổi.
Nhà khảo cổ học cùng 10 trợ lý đã phát hiện ra xác ướp người đàn ông ở độ sâu 20 mét dưới lòng đất tại khu vực Gisr el-Mudir, dưới bóng của Kim tự tháp Bậc thang Djoser ở làng Saqqara. 
Xác ướp nằm trong một chiếc quan tài bằng đá nặng 25 tấn tại một trong những đường hầm nằm trong Vương quốc Cổ đại thời xưa.
Phat hien xac uop Ai Cap lau doi nhat phu vang-Hinh-2
Nhiều đồ tạo tác của Vương quốc Cổ đại ở Ai Cập đã được phát hiện ở ngôi làng Saqqara. 
Khi mở nắp quan tài, các nhà nghiên cứu tìm thấy "xác ướp lâu đời nhất, đẹp nhất được bao phủ bởi nhiều lớp vàng, với một dải băng trên đầu và một chiếc vòng tay trên ngực. Những dấu hiệu này cho thấy đây là một người đàn ông giàu có."
Trong số nhiều hiện vật của Vương quốc Cổ đại có hai ngôi mộ, trong đó có ngôi mộ từ thời Vua Unasm Vương triều thứ Năm, từ năm 2494 - 2487 trước Công nguyên.
Phat hien xac uop Ai Cap lau doi nhat phu vang-Hinh-3
Các nhà nghiên cứu tìm thấy nhiều cổ vật trong đường hầm dưới bóng Kim Tự tháp Bậc thang Djoser. 
Trong một hầm, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra 3 bức tượng tạc cùng một người đàn ông và 9 bức tượng khác.
Các bức tượng rất quan trọng vì chúng cho biết "những kiến thức lần đầu tiên về nghệ thuật ở Vương quốc cổ đại. Nó bao gồm tượng đôi, tượng đơn, tượng người hầu, tất cả các loại tượng khác nhau", nhà khảo cổ học cho biết.
Phat hien xac uop Ai Cap lau doi nhat phu vang-Hinh-4
 Những hiện vật được tìm thấy trong đường hầm của Vương quốc Cổ đại.
 Một chiếc quan tài đá khác, tương tự chiếc quan tài ướp xác người đàn ông giàu có cũng được khai quật và sẽ được mở nắp vào tuần tới.
Kim tự tháp Bậc thang là kim tự tháp đầu tiên mà người Ai Cập cổ đại từng xây dựng (từ năm 2667 đến 2648 trước Công nguyên, thời kỳ đầu của Vương triều thứ Ba), và là công trình kiến trúc bằng đá lâu đời nhất thời kỳ Ai Cập cổ đại. 
Saqqara, một nghĩa địa rộng lớn cách thủ đô Cairo khoảng 32 km là nơi có nhiều di tích đáng kinh ngạc. Trong đó phải kể đến ngôi đền của Nữ hoàng Nearit (vợ của Vua Teti, vị vua đầu tiên của triều đại thứ sáu, Vương quốc cổ đại) được các nhà khảo cổ học phát hiện vào năm 2021.
Cùng năm đó, cũng tại địa điểm này, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra ngôi mộ thủ quỹ chính của Vua Ramses II, người trị vì Ai Cập từ năm 1279 đến năm 1213 trước Công nguyên. Bộ sưu tập các bức tượng và quan tài bằng đồng cổ cũng đã được khai quật ở đó vào tháng 5 năm ngoái.
Theo Bảo Linh/ Sức khỏe Đời sống