Phương pháp mới sử dụng các phân tử để phát hiện các ngoại hành tinh

Google News

(Kiến Thức) - Một kỹ thuật mới được phát triển bởi một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế cho phép các nhà khoa học phát hiện các ngoại hành tinh, bằng cách tìm kiếm các phân tử cụ thể trong khí quyển của chúng.

Các ngoại hành tinh hiếm khi có thể được quan sát trực tiếp do độ sáng quá lớn của các ngôi sao mà chúng quay quanh. Công cụ SPHERE trên Đài thiên văn Nam Âu của ( ESO ) đã trực tiếp quan sát một số ít các ngoại hành tinh trong quỹ đạo xa xôi quanh các ngôi sao chủ của chúng.
Dẫn đầu bởi Jens Hoeijmakers, một nhà khoa học tại Đại học Geneva ( UNIGE ), cũng là thành viên của Trung tâm Năng lực Quốc gia về Nghiên cứu Hành tinh ( NCCR PlanetS), nhóm nghiên cứu đã đi tiên phong trong một kỹ thuật theo dõi các phân tử có trong bầu khí quyển của các hành tinh nhưng không có trong các ngôi sao mẹ của chúng.
Phuong phap moi su dung cac phan tu de phat hien cac ngoai hanh tinh
Nguồn ảnh: astrobites (Weblog) 
"Bằng cách tập trung vào các phân tử chỉ hiện diện trên ngoại hành tinh được nghiên cứu mà không có ngôi sao chủ của nó, kỹ thuật của chúng tôi sẽ" xóa "ngôi sao chủ một cách hiệu quả, chỉ để lại ngoại hành tinh để tập trung nghiên cứu", ông Hoeijmakers nói.
Nhóm của Hoeijmakers đã thử nghiệm kỹ thuật này trên một hành tinh khổng lồ được chỉ định là Beta Pictoris b.SINFONI. Vật thể này quay quanh sao chủ Beta Pictoris.
Không có phân tử nào trong số này có mặt trong sao chủ Beta Pictoris, vì ngôi sao này nóng đến mức phá hủy tất cả phân tử. Còn hành tinh Beta Pictoris b thì có khí mêtan và amoniac tồn tại.
Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Astronomy and Astrophysics.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Huỳnh Dũng (theo Sputnik)