"Quái vật" kinh khủng nhất đại dương: Nghìn mắt nhưng không não

Google News

Sao biển hiền lành, dễ thương, nó chỉ đúng trong phim hoạt hình thôi. Còn ngoài đời, chúng có thể coi là những con quái vật bất khả xâm phạm.

Nhắc đến sao biển, mọi người thường nghĩ tới một loại động vật dễ thương và ngoan ngoãn.
Cũng đúng, nhưng đấy là trong phim hoạt hình thôi. Còn ngoài đời, hình ảnh của sao biển hoàn toàn khác biệt, thậm chí có phần đáng sợ vô cùng.
1. Chúng có thể sở hữu tới 40 cái chân
Nếu coi mỗi cánh sao là một chi, thì sao biển không chỉ có 5 cái chân đâu. Sự thật là có tới hơn 2.000 loài sao biển khác nhau, phân bổ khắp nơi trên Trái đất, kể cả những vùng biển có điều kiện khắc nghiệt nhất.
Trong số đó, có loài chỉ có 5 chi, nhưng cũng có loài 10, thậm chí là 40 chi.
2. Sao biển cũng có chiêu "thoát xác" như thằn lằn
 

Hẳn bạn cũng biết thằn lằn đã rất nổi tiếng với khả năng tự rụng đuôi khi bị tóm, đúng không? Nhưng hóa ra, khả năng ấy cũng tồn tại ở sao loài sao biển.

Khi bị mắc kẹt, sao biển có thể hi sinh một vài chiếc chân nhằm tạo thêm khoảng trống hòng tìm đường trốn chạy.
3. Và cái chân bị mất có thể biến thành một con sao biển khác
Hóa ra, sao biển còn có khả năng sinh sản vô tính. Cái chi rời ra có thể phát triển tiếp, tạo thành một chú sao biển con hoàn toàn mới, với bộ gene giống hệt bản thể gốc.
Từ một cái chi rời ra, một chú sao biển con có thể ra đời.
4. Xương phủ ngoài da như Kaguya trong Naruto
 

Sao biển là loại động vật có xương nằm bên ngoài da. Khắp cơ thể chúng được bao phủ bởi những chiếc gai vô cùng sắc nhọn, một số còn mang độc tính mạnh nữa.

5. Sát thủ siêu hạng
Tuy có vẻ ngoài hiền lành dễ thương nhưng sao biển thực sự là sát thủ siêu hạng dưới đáy biển đấy. Một khi đã bị rơi vào tầm ngắm, với tốc độ thần sầu của mình, sao biển sẽ không để bất kì một con mồi nào có thể trốn thoát.
Sao biển thường ăn các loài nhuyễn thể, sò, hàu, trai và ốc…
6. Cách chén mồi kinh dị
 

Cách thức "đánh chén" thức ăn của sao biển cũng vô cùng thú vị. Sau khi tóm giữ được con mồi, chúng sẽ bắt đầu đẩy dạ dày từ bên trong cơ thể ra ngoài khoang miệng, rồi từ từ thưởng thức, như quái vật trong phim kinh dị của Hollywood vậy.

7. Sao biển là quái vật "nghìn mắt"
Bạn sẽ thắc mắc vậy liệu sao biển có mắt không? Có đấy, trên đầu mỗi chi của sao biển đều có gắn một con mắt vô cùng tinh tường có thể nhìn thấu bóng đêm.
8. Nhưng chúng lại không có não
Với những siêu năng lực đặc biệt như vậy, ai cũng chắc mẩm não sao biển phải có kích thước lớn đúng không? Ngược lại, sao biển hoàn toàn không có não.
Chúng sử dụng những giác quan khác nhau của cơ thể để cảm nhận sự di chuyển, ánh sáng, nhiệt độ và thành phần của nước, nhằm định vị chính xác vị trí con mồi.
9. Cũng không có máu luôn
Không não lại không lo mất máu, chẳng trách sao biển lại là kẻ săn mồi cực kỳ hung hãn dưới đáy đại dương.
10. Chẳng sinh vật nào muốn động vào chúng
 

Lần tới nếu gặp sao biển, hãy cẩn thận nhé. Chúng thật sự là một quái vật bất khả xâm phạm mà bất kì sinh vật nào cũng không muốn chạm trán đấy.

Sao biển là tên gọi chung cho các động vật da gai thuộc lớp Asteroidea. Nguồn gốc tên goi "sao biển" chủ yếu dựa vào các thành viên của lớp Asteroidea. Tuy nhiên, thông thường việc sử dụng từ "sao biển" cũng áp dụng cho ophiuroid, thường được biết đến với tên gọi chính xác hơn là "brittle star" hoặc "basket star".
Khoảng 1.800 loài sao biển còn sống hiện diện trong tất cả các đại dương của thế giới, bao gồm cả Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Cực và các vùng đại dương phía Nam. Sao biển có mặt ở trên một phạm vi sâu rộng từ các bãi triều đến độ sâu thẳm (6.000m).
Sao biển nằm trong số quen thuộc nhất của động vật biển và có một số đặc điểm được biết đến rộng rãi, chẳng hạn như tái sinh và thức ăn con trai. Chúng có một loạt kiểu thân và phương pháp ăn đa dạng. Mức độ mà sao biển có thể tái sinh thay đổi với các loài cá thể. Nói chung, những con sao biển là loài kiếm ăn cơ hội, với một số loài có hành vi ăn chuyên ngành, bao gồm cả ăn treo và ăn thịt con mồi cụ thể.
Sao biển chiếm vai trò quan trọng trong suốt sinh thái học và sinh học. Sao biển, chẳng hạn như sao biển Pisaster ochraceusđã trở thành phổ biến rộng rãi như các ví dụ về khái niệm loài chủ chốt trong hệ sinh thái. Sao biển Acanthaster planci là một kẻ săn mồi phàm ăn của san hô trên khắp khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Con sao biển khác, chẳng hạn như các thành viên của Asterinidae, thường được sử dụng trong sinh học phát triển.
 

Theo Helino