Quốc gia nào cổ xưa nhất thế giới, lãnh thổ nằm trên 2 châu lục 12:12 07/03/2022 Theo sách “Lịch sử văn minh thế giới”, Ai Cập là quốc gia cổ xưa nhất trên thế giới. Nhà nước ở Ai Cập đã xuất hiện từ khoảng 5.000 năm TCN. Sau Ai Cập, nhà nước mới từng bước hình thành ở Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc. Theo World Atlas, Ai Cập là một trong những quốc gia có vị trí khá đặc biệt trên thế giới. Lãnh thổ của nước này trải dài trên 2 châu lục khác nhau (châu Phi và châu Á). Phần lớn lãnh thổ Ai Cập thuộc khu vực Bắc Phi nhưng phần lãnh thổ phía Đông Bắc của nước này lại thuộc khu vực Trung Đông (Tây Á). Theo World Atlas, Nile chính là dòng sông tạo nên nguồn sống của cư dân Ai Cập. Đây cũng là dòng sông đã làm nên cái nôi của nền văn minh nước này. Hiện nay, phần lớn dân số Ai Cập sống dọc theo bờ sông Nile. Thổ Nhĩ Kỳ có lãnh thổ trải dài từ châu Âu sang châu Á. Dù là quốc gia châu Âu, nước này có tới 97% diện tích lãnh thổ thuộc khu vực Trung Đông của châu Á. Theo World Atlas, Liên bang Nga có diện tích tự nhiên lớn nhất thế giới (hơn 17,1 triệu km2). Lãnh thổ nước này chiếm tới ¾ diện tích của châu Âu và 1/4 diện tích châu Á. Nước Nga có tới 11 múi giờ khác nhau, là một trong những quốc gia có nhiều múi giờ nhất thế giới. TIN TÀI TRỢ Kazakhstan và Azerbaijan là 2 quốc gia thuộc Liên Xô cũ. Giống như Liên bang Nga, cả 2 quốc gia này đều có lãnh thổ trải dài từ châu Âu sang châu Á. Theo World Atlas, Hy Lạp, Đan Mạch, Italia, Pháp, Bồ Đào Nha có phần lãnh thổ chính và phần lãnh thổ hải ngoại (chủ yếu là các hòn đảo xa xôi, ở châu lục khác). Theo sách giáo khoa Địa lý, châu Đại Dương nhỏ nhất trong số các châu lục trên thế giới (hơn 8,5 triệu km2). Australia chiếm tới 86% diện tích của châu lục này (gần 7,7 triệu km2). Theo Dân Việt TIN TÀI TRỢ Lịch Sử Công Nghệ TIN TÀI TRỢ