Nho giáo Trung Quốc có quan niệm "Trong trăm cái thiện phải lấy chữ hiếu làm đầu". Thế nhưng tại sao thời cổ đại ở Nhật Bản, nơi chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo, lại phổ biến chuyện con cái bỏ cha mẹ già vào núi hoang dã, để mặc cha mẹ tự sinh tự diệt?
Theo sử sách Nhật Bản ghi chép lại, chuyện người Nhật cổ đại quyết định mang cha mẹ già lên núi hoang rồi bỏ mặc là chuyện bất đắc dĩ, cũng không phải tập quán hay phong tục gì.
Vốn dĩ, chuyện bất hiếu này chỉ xảy ra trong thời kỳ đói kém kinh hoàng, tai ương liên miên. Hành động đưa cha mẹ vào núi sâu rồi bỏ lại phản ánh sự bất lực của con người nhưng vẫn ánh lên chút hy vọng vào tương lai.
Lý do thực sự phía sau hành động này là, do những năm xảy ra thảm họa, lương thực sẽ cực kỳ thiếu thốn, không đủ để nuôi sống tất cả mọi người trong gia đình. Lúc này, người Nhật cổ đại suy nghĩ, nếu như chia đều khẩu phần, chắc chắn sẽ có lúc hết. Mà hết lương thực, chắc chắn sẽ phải chết đói.
Mời quý vị xem video: Duyên nợ giữa cha mẹ và con cái. Nguồn video: Chân lý cuộc sống
Nếu như người trẻ chết đi, người già không ai nuôi dưỡng, phụng sự cũng sẽ nhanh chóng chết theo, không sống nổi. Bất lực trước hoàn cảnh, trong điều kiện đó, để bảo tồn nòi giống và nguồn lao động, người Nhật cổ đại buộc phải đưa ra lựa chọn đáng sợ nhất nhưng cũng khả thi nhất, đó là đưa cha mẹ đã già vào trong núi sâu, rừng hoang và bỏ mặc.
Được biết, tình huống tương tự đã xảy ra ở Trung Quốc thời cổ đại, nhưng lựa chọn lại khác nhau. Lúc ấy có một câu thành ngữ là "Dịch tử tương thực" - nghĩa là đổi con lấy lương thực.
Để thể hiện rõ chữ "hiếu", đa số mọi người đều cho rằng "con cái có thể lại sinh tiếp, thế nhưng nếu cha mẹ không còn, thì không còn gì cả".
Vì vậy, họ trao đổi con cái cho nhau, thông qua việc giết và ăn thịt con cái người khác để duy trì sự sống qua nạn đói. Theo ghi chép, việc giết con người khác được cho là bớt tội lỗi và ám ảnh hơn.
Kiều Dụ (Theo CNT)