Các nhà thiên văn học sử dụng Đài thiên văn miền nam châu Âu (ESO) đã phát hiện ra một loại sao nhị phân mới trong hệ thống.
Một ngôi sao lùn trắng tên là AR Scorpii quay nhanh cho phép các electron tăng tốc đến gần tốc độ ánh sáng, sau đó giải phóng các chùm năng lượng này lên ngôi sao lùn đỏ đồng hành của nó. Toàn bộ hệ thống phát tia bức xạ khắc nghiệt đột ngột cứ sau 1,97 phút.
|
Nguồn ảnh: Popular Mechanics
|
AR Scorpii nằm trong chòm sao Scorpius cách Trái đất khoảng 380 năm ánh sáng. Sao lùn trắng này có kích thước xấp xỉ Trái đất nhưng có khối lượng lớn hơn gần 200.000 lần so với hành tinh của chúng ta, trong khi sao lùn đỏ đồng hành chỉ bằng một phần ba khối lượng Mặt trời; chúng quay quanh nhau cứ sau 3,6 giờ.
Khi sao lùn trắng quay rất nhanh, từ trường cực kỳ mạnh của nó khiến tăng tốc các electron gần bằng tốc độ ánh sáng. Khi các electron roi vọt vào không gian, chúng phát ra bức xạ trong một chùm tia tương tự như ngọn hải đăng chiếu qua sao lùn đỏ cứ sau 1,97 phút.
Những xung bức xạ này rất mạnh, cùng tín hiệu vô tuyến được phát ra, điều mà trước đây chưa từng được phát hiện trong một hệ thống sao lùn trắng.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực
Huỳnh Dũng (theo Smithsonian Magazine)