Những nghiên cứu trước đó đã chứng minh được cá sư tử có nọc độc, một kẻ xâm lược, thường săn những loài cá khác và có thể giết chết các rạn san hô. Ngoài ra, các loài rêu nhỏ như Amathia verticillata, có thể tập hợp lại với nhau thành những đoạn dây dài đặc sệt hàng mét, có thể giết chết cỏ biển.
Dù được biết là một điểm nóng về đa dạng sinh học, là di sản thế giới, trên đất liền xuất hiện những loài xâm lấn nhưng ít người biết rằng, ở môi trường nước, đảo Galapagos cũng đang rơi vào tình trạng tương tự.
Trên thực tế số lượng loài ngoại lai có thể lớn hơn nhiều so với nghiên cứu vì các cuộc khảo sát chỉ được thực hiện ở một số môi trường sống của các loài sinh vật biển sống xung quanh hai đảo lớn hơn.
Giáo sư Jim Carlton thuộc Đại học Williams ở Massachusetts chia sẻ với New Scientist: “Từ kiến thức của chúng tôi về các nghiên cứu tương tự, tôi sẽ không ngạc nhiên nếu con số này có nhiều gấp đôi”.
Hiện chưa rõ tác động của các loài này tới hệ sinh thái, nhưng dựa vào kinh nghiệm từ những nơi khác, rất có khả năng những loài này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới hàng trăm loài sinh vật đặc hữu của đảo Galapagos.
Giáo sư Carlton nói: “Điều chúng ta biết là một số loài xâm lấn rõ ràng là đã có tác động ở khu vực khác trên thế giới”.
Nhóm nghiên cứu hiện đã cảnh báo về các cuộc xâm lược, bao gồm cả san hô mềm có thể phát triển nhanh chóng vượt qua chủng san hô của đảo. Dù khu bảo tồn biển Galapagos đã được bảo vệ nhưng rất khó để ngăn chặn các loài xâm lược khác vì chẳng thể nào kiểm tra hết các loài nhỏ sống trên thân của tàu thuyền.
Theo Minh Kiên/Saostar